Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử được Chính phủ ban hành ngày 14/10/2015 với mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử,âydựngChínhphủđiệntửtạiViệtNamdầnđivàothựcchấsoi kèo hiệp 2 nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc; Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Kết thúc năm 2017, sau hơn 2 năm triển khai Nghị quyết 36a, với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao trọng trách chủ trì, phối hợp cùng Bộ TT&TT và các cơ quan liên quan xây dựng Chính phủ điện tử, thực hiện các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết, Văn phòng Chính phủ cho rằng, qua 2 năm và đặc biệt là trong năm 2017, các bộ, ngành, địa phương đã có những chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động, tích cực triển khai ứng dụng CNTT, tăng cường kết nối liên thông, mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
“Chính phủ điện tử dần đi vào thực chất, các bộ, ngành, địa phương cùng với việc tích cực triển khai các Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn”, báo cáo của Văn phòng Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết 36a trong năm 2017 nêu rõ.
Đáng chú ý, thời gian qua, bên cạnh việc cơ bản hoàn thành kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ, việc triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Theo số liệu thống kê được Bộ TT&TT công bố trong Sách Trắng CNTT-TT 2017, tính đến cuối năm 2016, tổng số dịch vụ công trực tuyến đã là 109.644 dịch vụ, trong đó số dịch vụ công trực tuyến mức 3 là 10.872 dịch vụ, chiếm gần 10% tổng số dịch vụ công và dịch vụ công trực tuyến mức 4 (mức cao nhất được thực hiện hoàn toàn qua mạng – PV) là gần 1.400 dịch vụ.
Thông tin về kết quả thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong năm 2017, báo cáo của Văn phòng Chính phủ cho hay, trong 3 tháng cuối năm 2017, nhiều bộ, ngành, địa phương đã chính thức triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến nhằm thực hiện cam kết cải cách thủ tục hành chính của bộ, ngành, địa phương với người dân và cộng đồng doanh nghiệp; tăng cường kết nối dịch vụ công trực tuyến với Cơ chế một cửa quốc gia, tiêu biểu như Bộ Công Thương, Bộ KH&CN…