“Đánh bật tư duy cũ thì mới đưa được cái mới vào bồi dưỡng giáo viên”_thứ hạng của afc bournemouth
Ngày 28/2,Đánhbậttưduycũthìmớiđưađượccáimớivàobồidưỡnggiáoviêthứ hạng của afc bournemouth Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị các trường sư phạm triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý vừa trước mắt, vừa lâu dài, là nhiệm vụ rất quan trọng và chỉ thành công khi có sự vào cuộc thực sự của các trường sư phạm.
4 nhóm đối tượng cần tập trung bồi dưỡng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo cần tập trung bồi dưỡng cho 4 nhóm đối tượng.
Thứ nhất là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD). Đó là cán bộ sở, phòng giáo dục. “Họ phải sẵn sàng đổi mới, cần nhất là bồi dưỡng năng lực quản lý sự thay đổi, quản trị nhà trường. Chương trình bồi dưỡng cho đối tượng này rất quan trọng, trước mắt chọn 2-3 chuyên đề mang tính nền tảng, sau đó tiếp tục mở rộng và chú trọng việc chia sẻ kinh nghiệm tốt”.
Thứ hai là nhóm giảng viên cốt cán các trường sư phạm. Nhóm giảng viên cốt cán này bắt buộc có sự tham gia của giáo viên xuất sắc ở các trường phổ thông, được bồi dưỡng chung... Mỗi tỉnh ít nhất có 1 giáo viên xuất sắc đại diện. Việc bố trí giáo viên phổ thông vào nhóm giảng viên cốt cán, cùng chia sẻ kinh nghiệm, thấu hiểu nhu cầu, có sự phản biện tại chỗ giúp cho chương trình bồi dưỡng thực sự hiệu quả.
Thứ ba là nhóm các hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm công lập và ngoài công lập. “Đây là lực lượng quan trọng cần hiểu rõ chương trình phổ thông mới và cần ưu tiên bồi dưỡng, đặc biệt là những kiến thức về quản trị nhà trường. Chương trình bồi dưỡng cho nhóm này cần thiết kế theo hướng chia sẻ, thảo luận và chọn những hiệu trưởng quản lý giỏi để chia sẻ kinh nghiệm”.
Thứ tư là nhóm các giáo viên phổ thông. Trong nhóm này, có một số là cốt cán. “Việc lựa chọn cốt cán cần căn cứ vào năng lực thực tế, khả năng, sự sẵn sàng, không nặng về hồ sơ, bằng cấp, để cốt cán phải thực sự là cốt cán. Đây là những hạt nhân không chỉ vững chuyên môn, kinh nghiệm mà còn là những hạt nhân về đổi mới, có tâm huyết đổi mới, nhiệt tình chia sẻ với đồng nghiệp”.
Các chuyên đề cần tránh rườm rà, thiếu thực tế
Bộ trưởng chỉ đạo, cần xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng, tránh rườm rà, thiếu tính thực tế.
Các trường sư phạm được giao nhiệm vụ tập hợp các nhóm chuyên gia phối hợp với trường xây dựng chương trình bồi dưỡng đạt chất lượng. Đồng thời, trên cơ sở nắm bắt nhu cầu từ các sở, phòng, cơ sở giáo dục, lắng nghe từ đội ngũ giáo viên đề xuất các chuyên đề bồi dưỡng.
Chuyên đề nào cấp bách ưu tiên trước, chuyên đề nào chưa cấp bách cần có lộ trình, tránh bồi dưỡng dồn dập, phân tán, thiếu hiệu quả.
Bộ trưởng yêu cầu, chương trình bồi dưỡng và chương trình đào tạo về cơ bản phải có các trục liên thông, xác định điểm cốt lõi, tính đặc thù để thuận lợi cho việc bồi dưỡng chuyển đổi giữa các cấp học. “Đây vừa là bài toán thực tế, vừa là cơ hội để ngành giáo dục cân đối, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên đang diễn ra ở một số địa phương”.
Bộ trưởng Nhạ cũng lưu ý tính thống nhất trong nội dung chương trình, hướng tới một chương trình dùng chung cho cả hệ thống đào tạo sư phạm.
“Kiến thức kỹ năng phải thực sự thiết thực với từng nhóm đối tượng, khả thi và hấp dẫn. Điều quan trọng là thiết kế theo hướng gợi mở cho học viên tự học, không “cầm tay chỉ việc”, dễ sử dụng để người học có thể học mọi lúc, mọi nơi”.
Bộ trưởng nhấn mạnh việc xây dựng chương trình bồi dưỡng chủ yếu theo hướng trực tuyến.
Quá trình bồi dưỡng cần được triển khai theo hình thức kết hợp tự học qua mạng trước; trao đổi, thảo luận trực tiếp sau và tiếp tục tự học, tự tích lũy, hoàn thiện với sự hỗ trợ của đội ngũ cốt cán.
“Đánh bật được cái cũ thì mới đưa cái mới vào bồi dưỡng giáo viên được”
Theo ông Nguyễn Văn Hòa (Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội), cái khó là giáo viên lâu nay chỉ quen dạy theo SGK, chưa quen dạy theo mục tiêu giáo dục. Vì vậy, phải làm thay đổi tư duy của giáo viên, cán bộ quản lý, tức phải “đánh bật” được quan điểm cũ, cách dạy cũ thì mới đưa cái mới vào được. “Và muốn “cái cũ” không thể quay lại thì phải bồi dưỡng thường xuyên một cách quyết liệt thì mới thay đổi được”.
Nội dung chương trình phù hợp với đối tượng, phương thức bồi dưỡng đáp ứng được nhu cầu của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục là điều đại diện các trường phổ thông mong đợi.
Để triển khai chương trình bồi dưỡng hiệu quả, ông Hoà cho rằng, trước hết phải bồi dưỡng về sự khác biệt cơ bản của chương trình GDPT mới so với chương trình cũ về mục tiêu, quan điểm, triết lý giáo dục, tư tưởng xuyên suốt Phải bồi dưỡng cho giáo viên thay đổi quan điểm dạy học, cần “bẻ ghi” để giáo viên hiểu được là đào tạo con người chứ không phải đơn thuần cung cấp kiến thức.
Còn bà Nguyễn Thị Nhiếp (Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội) cho rằng hiệu trưởng cũng cần được tham gia bồi dưỡng một số chuyên đề cùng giáo viên, để nắm bắt được khung bồi dưỡng giáo viên để đồng hành và giám sát.
Cũng tại hội nghị, đại diện các trường sư phạm đã đề xuất các chuyên đề cần bồi dưỡng. Việc đề xuất này theo đại diện các trường là dựa trên khảo sát nhu cầu thực tiễn của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tại các địa phương và kinh nghiệm từ quá trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.
Ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đề xuất các chuyên đề bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng, nhấn mạnh một số chuyên đề về phân cấp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; xây dựng kế hoạch phát triển chương trình khung và chương trình môn học; đổi mới quản lý trong nhà trường. Ông Minh cho rằng, cách tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng giao cho các trường sư phạm, theo hình thức cạnh tranh là phù hợp.
Đến năm 2021 sẽ hoàn thành bồi dưỡng cho đối ngũ cốt cán
Tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Giám đốc dự án RGEP và Chương trình ETEP cho biết: theo kế hoạch, đến năm 2021 sẽ hoàn thành bồi dưỡng cho đối tượng cốt cán bao gồm: 800 giảng viên sư phạm, 1.000 cán bộ quản lý cấp sở/phòng, 4.000 hiệu trưởng, 35.000 giáo viên phổ thông và hoàn thành bồi dưỡng đại trà cho khoảng 3.500 cán bộ quản lý cấp sở/phòng.
Nội dung bồi dưỡng giáo viên, tập trung vào phát triển chuyên môn nghiệp vụ: Xây dựng kế hoạch dạy học và giảng dạy, sử dụng phương pháp dạy học và giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực người học; tư vấn hỗ trợ học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị dạy học, giảng dạy.
Nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, tập trung vào tăng cường năng lực quản trị nhà trường, gồm: tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường; quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh; quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học; quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Thanh Hùng
Cấm dàn xếp học sinh trong tiết dự thi giáo viên dạy giỏi
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có công văn lưu ý việc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các môn văn hóa cấp thành phố năm học 2018 - 2019. Theo đó nghiêm cấm tuyển chọn học sinh tham dự việc học tập trong tiết giáo viên dự thi.