Một khảo sát mới công bố của Kaspersky cho thấy,ườithunhậpthấpdoanhnghiệpvừavànhỏdầntiếpcậnvớithanhtoánkỹthuậtsốtrực tiếp bóng đá hôm nay kèo nhà cái 67% người dân khu vực Đông Nam Á - trong đó có Việt Nam - mong muốn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển sang các hình thức thanh toán kỹ thuật số.
Trong cuộc khảo sát, phần lớn người Việt Nam (64%) tin rằng ví di động có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh, giúp gia tăng thu nhập. Các ứng dụng thanh toán trên điện thoại, ví điện tử là một ví dụ, có vẻ đang chiếm ưu thế trong các hình thức thanh toán kỹ thuật số trên toàn khu vực Đông Nam Á, hiện đang được nhiều người tham gia khảo sát sử dụng nhất.
Cụ thể, 58% người sử dụng các ứng dụng thanh toán di động, 53% sử dụng ứng dụng của ngân hàng. Trong khi đó, các loại thẻ thanh toán được sử dụng ít hơn, như thẻ ghi nợ (36%) và thẻ tín dụng (33%). Riêng trình duyệt web của các ngân hàng ít phổ biến nhất, 31%.
Ảnh: Visa |
Người Việt ngày càng ưu tiên cho các thanh toán kỹ thuật số, khi 63% người cho hay sẽ mua sắm nhiều hơn tại các cửa hàng chấp nhận loại hình giao dịch này. Sự sẵn sàng này của người Việt chỉ đứng sau Malaysia trên toàn khu vực.
Ba lý do hàng đầu để người dân trở nên quen thuộc và thoải mái với những công nghệ này là nhờ sự tiện lợi, dễ truy cập và quyền riêng tư.
Mặc dù hầu hết người tham gia khảo sát đều ủng hộ các phương thức giao dịch hiện đại, song nhiều ý kiến cũng thừa nhận doanh nghiệp hiện nay đang gặp một số rào cản khi triển khai thanh toán điện tử. Hơn một phần tư (27%) trong tổng số người trả lời cho rằng các doanh nghiệp địa phương chưa sẵn sàng sử dụng thanh toán kỹ thuật số do hạn chế về Internet và thiếu thiết bị.
Người khảo sát từ Việt Nam (30%) đứng thứ hai trên toàn khu vực khi nêu lên quan ngại này, trong khi người dân các nước phát triển hơn như Malaysia (21%) và Singapore (20%) ít lo lắng hơn về nền tảng công nghệ trang bị cho doanh nghiệp.
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đã được thúc đẩy tại Việt Nam và toàn khu vực kể từ khi đại dịch Covid xảy ra, khiến nhiều khu vực bị hạn chế đi lại, chính phủ khuyến khích các hình thức giao dịch không tiếp xúc.
Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) Nguyễn Quang Minh cho biết, thanh toán qua ví điện tử có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2021 là 80,43% về số lượng và 71,86% về giá trị. Riêng trong quý 1/2022, số lượng giao dịch trực tuyến trên hệ thống Napas tăng 89%, với giá trị tăng 123% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, giao dịch rút tiền mặt qua máy rút tiền tự động (ATM) giảm 9,6% về số lượng và 8,8% về giá trị.
Theo ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), quy mô giao dịch qua các nền tảng số của Vietcombank trong quý I-2022 tăng trưởng 62,5% về số lượng và gần 30% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng đạt khoảng 1,5 triệu giao dịch trực tuyến/ngày. Phương thức thanh toán bằng mã QR tăng hơn 2 lần.
Đối với giao dịch thẻ nội địa, doanh số rút tiền mặt giảm đồng thời doanh số thanh toán thẻ tăng 25%; tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ trực tuyến đạt 36%...
Không chỉ người dân khu vực thành thị có thu nhập cao ưu tiên cho các giao dịch số. Người có thu nhập thấp và doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng tiếp cận gần hơn với các nền tảng thanh toán hiện đại.
Trả lời ICTnews trước đây, ông Nguyễn Bá Diệp – Đồng sáng lập, Phó chủ tịch Ví MoMo – cho hay có sự dịch chuyển và gia tăng rõ rệt các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua MoMo của người dùng, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thấp. Đồng thời ghi nhận mức tăng mạnh mẽ về số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ và các hộ kinh doanh sử dụng giải pháp thanh toán của ví này.
Những dịch vụ thiết yếu phục vụ cho đời sống có sự tăng trưởng mạnh như chuyển tiền, mua sắm online, thanh toán điện nước, dịch vụ tài chính, giải trí tại nhà…
Các chuyên gia dự báo mức tăng trưởng về lượng người dùng mới có thể không đột phá trong năm nay, song giá trị các giao dịch không tiền mặt dự kiến cao hơn năm ngoái.
Hải Đăng
Nhờ trùng vào dịp lễ Tết và mở cửa du lịch, số lượng giao dịch - chủ yếu là thanh toán kỹ thuật số - tăng trưởng mạnh trong hai tháng đầu năm 2022.