Nhiều người cảm thấy tiếc rẻ thức ăn thừa còn sót lại sau mỗi bữa ăn nên có thói quen giữ chúng lại đến ngày hôm sau. Điều này không sai,ườiđànôngbịsuyđatạngnhiễmtrùngmáuvìăncuađểquađêbong da so 24 nhưng đó là khi hải sản được bảo quản chúng đúng cách, nếu không, bạn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột hoặc thậm chí tệ hơn. Cụ thể, gần đây một người đàn ông 72 tuổi ở Thượng Hải, Trung Quốc đã suýt nữa tử vong sau khi ăn hải sản bảo quản sai cách.
Bệnh nhân 72 tuổi bị nhiễm trùng máu sau khi ăn hải sản thừa từ bữa ăn hôm trước.
Được biết, vì không muốn lãng phí đồ ăn mà cụ ông đã cố ăn hết món cua còn dư từ tối hôm trước nhưng không đun hay hấp lại. Sau khi ăn, ông bị đau bụng kèm tiêu chảy và sốt cao tới 38,6°C.
Ông đã đến hiệu thuốc để khám sơ qua, dược sĩ nói ông có thể bị viêm dạ dày ruột cấp tính và khuyên ông đến bệnh viện nhưng cụ ông đã chủ quan gạt đi. Vài giờ sau, các triệu chứng đau đớn không giảm bớt, đồng thời thêm hiện tượng chóng mặt và mất kiểm soát, gia đình ngay lập tức đưa ông đến bệnh viện.
Sau khi cấp cứu, các bác sĩ nói rằng tình hình sức khỏe của bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng vì nhiễm trùng huyết, trong máu phát hiện nhiễm vi khuẩn gram âm, nếu không nhập viện kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
Bác sĩ nói rằng nguyên nhân nhiễm trùng huyết của cụ ông có thể là do ăn hải sản đã để qua đêm, có hiện tượng ôi thiu, lại không được hâm lại đúng cách nên vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của ông qua vết thương trong miệng.
Hiện tại, người đàn ông 72 tuổi đã hạ sốt, đội ngũ y tế đang điều trị tích cực để giành lại sự sống cho ông từ căn bệnh nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm.
Nhiễm trùng huyết là gì?
Nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết) là tình trạng nhiễm trùng rất nghiêm trọng. Vi sinh vật gây bệnh không cư trú tại một cơ quan bị tổn thương ban đầu, mà theo đường máu lan đi khắp cơ thể.
Bệnh xảy ra do vi khuẩn hay virus, nấm giải phóng những hóa chất vào máu để chống lại các phản ứng viêm của cơ thể. Những phản ứng này tạo ra hàng loạt các thay đổi bên trong dẫn đến tổn thương các cơ quan như: gan, thận và khiến cơ thể suy yếu nhanh.
Ở trường hợp xấu nhất, nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra chứng hạ huyết áp, hiện tượng này là "Sốc nhiễm trùng", có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng một số bộ phận như phổi, thận và gan. Giai đoạn này bệnh trở nên rất nặng, có những trường hợp được điều trị tích cực, kháng sinh phù hợp nhưng bệnh nhân vẫn tử vong do sốc nhiễm trùng.
Có thể chữa khỏi nhiễm trùng huyết hay không?
Nếu nhiễm trùng máu ở giai đoạn đầu và chưa ảnh hưởng tới các cơ quan quan trọng có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tại nhà. Nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển gây sốc nhiễm trùng và thậm chí tử vong.
Khi nhiễm trùng huyết trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân cần được truyền dịch qua đường tĩnh mạch và dùng máy thở. Bác sĩ có thể tiến hành lọc máu trong trường hợp suy thận cấp bằng cách sử dụng thiết bị thay thế chức năng thận để loại bỏ chất thải nguy hại, muối và nước dư thừa từ máu.
An An (Dịch theo World of Buzz)
Tiết kiệm tiền ăn để mua mỹ phẩm, cô gái 26 tuổi bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Chia sẻ với bác sĩ, cô gái trẻ tiết lộ mình lâu lắm rồi không ăn uống đúng giờ, và luôn gọi món rẻ nhất để tiết kiệm tiền mua son phấn, mỹ phẩm.