Sáng 9/11 tại Hà Nội,êncứuứngdụngAIBigDatađểdựbáolũlụdự đoán brazil Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành chủ trì cuộc họp với Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Viện KHKTTV&BĐKH) về công tác chuyên môn và một số định hướng nghiên cứu trong thời gian tới. Bà Phạm Thị Thanh Ngà, Phó Viện trưởng, đã báo cáo về công tác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Theo đó trong năm 2021, Viện tích cực triển khai thực hiện 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ; cùng với 2 đề tài cấp Nhà nước là “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc trường mưa trong bão và thử nghiệm xây dựng mô hình dự báo phân bố mưa trong bão cho Việt Nam bằng số liệu vệ tinh” và “Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận theo tiếp cận kết hợp "từ trên xuống" và "từ dưới lên" đánh giá rủi ro nguồn nước.
Về định hướng nghiên cứu những năm tiếp theo, Viện trưởng Nguyễn Văn Thắng chia sẻ , Viện sẽ tiếp tục duy trì và phát triển trở thành một tổ chức khoa học, công nghệ và đào tạo hàng đầu của cả nước trong các lĩnh vực Khí tượng Thủy văn, Tài nguyên nước, Môi trường và Biến đổi khí hậu, có đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy trình độ cao, các nhà khoa học đầu ngành trong từng lĩnh vực.
Viện cũng đặt mục tiêu có khả năng hội nhập và hợp tác sâu rộng với nhiều quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến, đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển khoa học công nghệ và sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của đất nước; phấn đấu đưa các nghiên cứu của Viện đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Viện tập trung nghiên cứu xây dựng công nghệ, mô hình dự báo dựa trên tác động của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm cho các khu vực của Việt Nam; xem xét dịch vụ khí hậu; nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam dựa trên các kết quả công bố mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu IPCC (Báo cáo AR6).
Một mục tiêu khác là nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch và phát triển mạng lưới trạm quan trắc khí tượng, khí tượng nông nghiệp; cơ sở khoa học phục vụ xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật của ngành khí hậu; các nghiên cứu về tăng cường vai trò và huy động nguồn lực từ khối tư nhân trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, các nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế tuần hoàn, các bon thấp...
Ngoài ra cơ hội cũng mở ra để nghiên cứu ứng dụng công nghệ mô hình số và công nghệ mới (AI, Big Data) trong dự báo tác động và khuyến cáo ứng phó, xử lý sản phẩm cảnh báo và dự báo khí hậu trong dự báo phục vụ các ngành kinh tế - xã hội; mô hình hóa tác động của khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Viện cũng dự kiến đẩy mạnh các nghiên cứu cải tiến chất lượng dự báo lũ trên lưu vực sông và dự báo ngập lụt đô thị theo hướng ứng dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), đồng hóa dữ liệu mưa, hiệu chỉnh kết quả sau mô hình; phát triển các nghiên cứu nhằm cải tiến chất lượng cảnh báo lũ quét VNOFFG.
Sắp tới, Viện KHKTTV&BĐKH sẽ phối hợp cùng Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) đồng tổ chức “Hội thảo Thúc đẩy mục tiêu “Net Zero” trong Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các tỉnh khu vực Tây Nguyên”. Hội thảo nhằm mục đích xác định các khoảng trống, định hướng ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu trong kế hoạch hành động giai đoạn sau năm 2020 của các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Nội dung Hội thảo bao gồm: Định hướng ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên; Một số bài học kinh nghiệm về thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai; Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Phân tích các cơ hội tiềm năng để địa phương tiếp cận được với các nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường thúc đẩy mục tiêu “Net Zero” trong kế hoạch hành động giai đoạn sau năm 2020 của các địa phương…
Anh Hào
Tìm giải pháp đô thị hóa thích ứng biến đổi khí hậu
Việt Nam cần xây dựng mô hình, giải pháp công nghệ phát triển đô thị đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Điều này đã được làm rõ trong hội thảo của Bộ Xây dựng.