Tiến tới một nền báo chí tự chủ về tài chính_leones vs

Hôm qua (11-8),ếntớimộtnềnbáochítựchủvềtàichíleones vs tại Hà Nội, Đại hội lần thứ IX Hội Nhà báoViệt Namđã tiếp tục ngày làm việc trù bị thứ 2. Tại đây, các đại biểu đã đọc các thamluận, thảo luận và làm công tác nhân sự. Từ danh sách 80 người do đại hội giớithiệu, các đại biểu đã tiến hành 2 vòng bỏ phiếu để bầu chọn 51 người vào BanChấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa IX (nhiệm kỳ 2010 - 2015). Bên lề đại hội, phóngviên đã ghi nhận ý kiến các nhà báo về vấn đề đổi mới hoạt động báo chí hiệnnay.

 

Nhà báo Hoàng HữuLượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT-TT): Tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí được làmkinh tế

 

Công tác quản lý báo chí, việc đầu tiên là phải xây dựngđược hành lang pháp lý, để có hệ thống pháp luật chuẩn mực cho báo chí hoạtđộng. Tất nhiên những khuôn khổ pháp luật đó sẽ có những thay đổi nhằm phù hợpvới tình hình phát triển của báo chí. Ví dụ quảng cáo trên báo in trước đâykhông được vượt quá trang nội dung nhưng với tình hình như hiện nay điều đókhông phù hợp nữa. Chúng ta sẽ điều chỉnh những điều không hợp lý, bổ sungnhững điều mới trong công tác quản lý.

 Các đại biểu trao đổi bên lề Đại hội Hội Nhà báo.

Thứ hai, công tác đào tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũnhà báo. Nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí là điều quan trọng nhất. Khicác nhà báo có tính chuyên nghiệp cao, cùng với sự am hiểu pháp luật thì thôngtin báo chí sẽ chính xác và có tính thuyết phục cao, không bị sai lệch. Đâycũng là vấn đề cần đẩy mạnh trong thời gian tới.

 

Về vấn đề phát triển kinh tế báo chí, đó là một xu hướng tấtyếu. Chúng ta phải tiến tới một nền báo chí tự chủ về tài chính. Còn nhiều vấnđề nữa sẽ giải quyết trong thời gian tới, để tạo điều kiện thuận lợi cho báochí được làm kinh tế như một doanh nghiệp mà không vi phạm pháp luật.

 

Nhà báo Lê TiềnTuyến, Phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng: Cơ hội chín muồi đểxây dựng các tập đoàn báo chí

 

Kinh tế báo chí nói chung và đối với Báo SGGP là một nộidung rất quan trọng. Bởi lẽ từ khi thành lập đến nay, Báo SGGP đã đi đầu trongviệc tự trang trải, tự nuôi sống mình, bên cạnh việc làm nghĩa vụ cho Nhà nước.

 

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà kinh tế thế giới có thay đổivà sức ép đối với báo giấy ngày càng tăng, các loại hình truyền thông khác pháttriển mạnh thì kinh tế báo chí nói chung và đối với báo giấy càng đặc biệt quantrọng. Thứ nhất là để tiếp tục giữ được sự phát triển; thứ 2 là để nuôi được bộmáy hoạt động của mình; thứ 3 là có nguồn thu để tiếp tục đầu tư dài hơi choviệc phát triển.

 

Rất mừng là từ năm 2009, Báo SGGP đã được Thành ủy TPHCM banhành Quyết định 1085 và trước đó là Thông báo số 425 (ngày 11-12-2008) củaThường trực Thành ủy phê duyệt “Đề án xây dựng Báo SGGP giai đoạn 2009 - 2015”.Trong đó cho phép Báo SGGP được thực hiện 3 chức năng: thông tin tuyên truyền;kinh tế báo chí và hoạt động xã hội. Hiện nay Ban Biên tập Báo SGGP đang xâydựng, cơ cấu lại hoạt động của tờ báo theo đúng 3 chức năng này. Theo tôi, đâycũng là điều kiện quan trọng để hình thành cơ sở cho việc xây dựng mô hình tậpđoàn báo chí thời gian tới.

 

Vấn đề tập đoàn báo chí không phải mới trên thế giới, ngay ởTrung Quốc mô hình này đã hoạt động rất mạnh mẽ trong thời gian qua. Ở Việt Nam, muốn làmđược điều đó, cần có những điều chỉnh về khuôn khổ pháp lý, cụ thể ở đây làLuật Báo chí. Có thể khẳng định, với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, nhất làbáo điện tử và những phương tiện truyền thông mới, Luật Báo chí có nhiều điềukhông còn phù hợp nữa. Phải làm sao để báo chí được hoạt động rộng rãi hơn,nhất là về mặt kinh tế báo chí, miễn làm sao không vi phạm pháp luật. Mặt khác,cần phải định danh được “tập đoàn báo chí” thì chúng ta mới có cơ sở, điều kiệnđể phát triển theo hướng đó. Thời điểm này đã chín muồi để báo chí Việt Nam có thể pháttriển thành những tập đoàn báo chí có sức mạnh truyền thông ngang tầm khu vựcvà vươn ra thế giới.

 

Nhà báo Trần Nhung,Tổng Biên tập Báo Cựu chiến binh Việt Nam: Nâng cao tính phảnbiện xã hội của báo chí

 

Báo chí có trách nhiệm tham gia phản biện xã hội và theo tôiđó là một kênh hết sức quan trọng giúp Đảng, Nhà nước hoạch định chính sách.Hiện nay báo chí đã tham gia phản biện xã hội nhưng rõ ràng chưa đạt yêu cầu,mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Để hoạt động phản biện xã hội thực sựtốt, bản thân các nhà báo và cơ quan báo chí trước tiên phải nêu cao tráchnhiệm, trách nhiệm chính trị và trách nhiệm công dân của mình. Vì nếu có haitrách nhiệm này thì các tờ báo mới dám đề cập đến các vấn đề của đất nước, vìlợi ích của đất nước, vì lợi ích của nhân dân mà phản biện.

 

Khi báo chí thực hiện chức năng phản biện xã hội tốt thìkhông chỉ góp phần giúp Nhà nước hoạch định chính sách đưa ra các quyết địnhđúng đắn phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân đáp ứng lợi ích dân tộc,mà còn góp phần xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Theo SGGP