Các nhà bán lẻ điện thoại hàng đầu Việt Nam lý giải kỳ tích của Vsmart_c1 nam châu âu

Mức tăng trưởng “kì diệu” của Vsmart đến vào lúc mọi lĩnh vực đều lao đao vì Covid-19,ácnhàbánlẻđiệnthoạihàngđầuViệtNamlýgiảikỳtíchcủc1 nam châu âu như một nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp Việt nỗ lực vượt qua khó khăn hiện tại.

“Ngã ngửa” vì Vsmart giành vị trí top 3 thị phần

Theo hãng nghiên cứu thị trường GfK, điện thoại Vsmart vừa xác lập kỳ tích chưa từng có, khi chính thức đạt cột mốc 16,7% thị phần smartphone Việt Nam, tương ứng mức tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020, chỉ sau 15 tháng ra mắt sản phẩm. Sự tăng trưởng thần kỳ của Vsmart đang gây sự ngạc nhiên lớn với cả những người trong nghề lâu năm.

“Cách làm quyết liệt của Vsmart ngay từ đầu khiến tôi tin họ sẽ sớm chiếm được vị trí thứ 5, thứ 6 tại thị trường. Nhưng đến khi biết Vsmart đứng thứ 3 với 16,7% thị phần thì tôi cũng ‘ngã ngửa’. Không ngờ con số cao thế”, ông Công Tiến Dũng - Giám đốc kinh doanh Hoàng Hà mobile bày tỏ bất ngờ. Ông Dũng cũng cho biết, trung bình 4 smartphone chuỗi bán lẻ này bán ra có 1 chiếc là Vsmart.

Cũng không giấu được sự ngạc nhiên, ông Phạm Quốc Bảo Duy - Giám đốc ngành hàng điện thoại chuỗi FPT Retail nhận định, đây đúng là “bất ngờ kép”.

“Ngay cả các hãng lớn như Huawei, Xiaomi, Vivo làm mưa làm gió ở thị trường thế giới, nhưng bao năm qua cũng trầy trật cao nhất chỉ 7-9% tại thị trường Việt. Trong khi Vsmart bứt tốc lên 16,7% thì đúng là không thể tin được”, đại diện FPT Retail nói.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, ông Duy nhận định vị trí thứ 3 trên thị trường điện thoại Việt nhiều năm qua thường có sự biến động liên tục giữa các hãng. Đến khi Vsmart “tách top” rõ ràng đã khẳng định vị thế hãng lớn, trở thành đối trọng, khiến hai hãng xếp trên Samsung, Oppo phải dè chừng.

Là đơn vị phân phối lớn nhất của Vsmart, Giám đốc ngành hàng viễn thông di động chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động, ông Phùng Ngọc Tuyên nhắc lại câu chuyện Vsmart Joy3 là chiếc điện thoại Việt đầu tiên không còn hàng để bán ở TGDĐ - điều này gây bất ngờ rất lớn với đội ngũ đã làm điện thoại trên chục năm.

“Hiện tại Vsmart là thương hiệu Việt đúng nghĩa nhất và cũng là hãng nội địa làm tốt nhất, có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường vốn nhiều ‘cây đa cây đề’ trong làng di động thế giới”, ông Tuyên cho hay.

Vsmart tạo chuẩn mực mới trên thị trường smartphone Việt

Tính đến hết tháng 3/2020, VinSmart đã công bố tới thị trường 12 mẫu điện thoại thông minh. Trung bình từ 4-5 tháng tung ra một vòng đời sản phẩm, Vsmart được đánh giá đang phá vỡ những quy tắc trong ngành smartphone, cùng đó tự tạo chuẩn mực mới trên thị trường giàu tính cạnh tranh như ở Việt Nam.

Sau những ngỡ ngàng về thành tích Vsmart đạt được, ông Phùng Ngọc Tuyên lý giải giá thành là ưu thế lớn nhất để Vsmart cạnh tranh trên thị trường.

“Trước đây, các hãng điện thoại Trung Quốc có lợi thế rất lớn về giá, tạo ra sân chơi khiến các hãng lớn như Samsung, Apple rất khó khăn để cạnh tranh. Từ khi Vsmart xuất hiện khiến không chỉ các hãng kia... khó hơn, mà điện thoại Trung Quốc cũng không còn lợi thế về giá nữa. Bởi những sản phẩm Vsmart luôn có giá thành tốt nhất so với những điện thoại trong phân khúc”, lãnh đạo TGDĐ cho hay.

{keywords}
 

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Đạt - Giám đốc điều hành chuỗi bán lẻ Di Động Việt nhận định kết quả này không phải đến ngẫu nhiên hay từ “lòng yêu nước” của khách hàng:

“Khi Vsmart bán ra những sản phẩm đầu tiên, nhiều khách hàng tìm đến dùng thử vì tò mò đó là thương hiệu Việt. Nhưng để chinh phục được khách hàng và chiếm tới 16,7% thị phần, Vsmart phải chinh phục bằng chất lượng. Rõ ràng từ Vsmart Live, Active3, Joy3 hay bất cứ smartphone nào từ Vsmart đều rất xứng so với giá thành bỏ ra”, ông nói.

Từ lợi thế về giá, các nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam đều đồng tình rằng, Vsmart đã xuất phát sau nhưng lại sớm bắt kịp thị trường. Hãng điện thoại Việt cũng tự tạo cho mình những chuẩn mức mới trên thị trường, khiến nhiều hãng phải thay đổi, trong đó có chính sách hậu mãi chưa từng có: bảo hành 18 tháng, một đổi một trong 101 ngày.

{keywords}

 

“Về hậu mãi có thể khẳng định Vsmart đang dẫn đầu thị trường. Chỉ khi sản phẩm phải thật sự chất lượng thì họ mới tự tin với chính sách bảo hành này. Từ thị trường giàu tính cạnh tranh như vậy, khách hàng sẽ là những người được hưởng lợi cuối cùng”, Giám đốc ngành hàng điện thoại chuỗi FPT Retail chia sẻ.

Theo số liệu từ GfK, Vsmart là hãng điện thoại hiếm hoi trên thị tăng trưởng trong khi các hãng đều quay đầu giảm doanh số vì dịch bệnh. Con số 16,7% thị phần không chỉ xác lập vị thế mới của Vsmart mà còn cho thấy nỗ lực, bản lĩnh kiên cường của doanh nghiệp Việt trong giai đoạn đầu tham gia thị trường, cũng như trong khó khăn chung của tình hình dịch Covid-19. Nói như ông Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc kinh doanh CellPhoneS, Vsmart vừa là nguồn lực hỗ trợ các nhà bán lẻ trong việc duy trì doanh thu mùa dịch, vừa là nguồn động viên về tinh thần - ý chí để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại.

Trần Kiên