Kinh tế số Việt Nam ước đạt 45 tỷ USD năm 2025_bxh thế giới

Google,ếsốViệtNamướcđạttỷUSDnăbxh thế giới Temasek và Bain & Co vừa công bố báo cáo Kinh tế số khu vực Đông Nam Á năm 2023. Báo cáo bao trùm 6 quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia với tổng dân số 605 triệu người. Năm lĩnh vực dẫn đầu trong nền kinh tế số khu vực là thương mại điện tử (TMĐT), vận tải và thực phẩm, du lịch trực tuyến, giải trí trực tuyến và dịch vụ tài chính.

digital economy 1080.jpeg
Kinh tế số Đông Nam Á dự kiến đạt 100 tỷ USD doanh thu năm 2023.

Báo cáo nhận xét, trong năm 2023, Đông Nam Á đạt những cột mốc mới và chuyển hướng tập trung sang lợi nhuận, hướng đến nền kinh tế số bền vững vào năm 2030. Vượt qua những trở ngại kinh tế vĩ mô với khả năng hồi phục tốt hơn các khu vực khác trên toàn cầu, tăng trưởng GDP của Đông Nam Á trên 40%, lạm phát giảm còn 3%. Niềm tin của người tiêu dùng bật tăng từ nửa sau năm 2023.

Năm 2023, kinh tế số Đông Nam Á dự kiến đạt 100 tỷ USD doanh thu, tăng 27% so với năm 2021 và tăng 8 lần sau 8 năm. TMĐT, du lịch, vận tải và giải trí đóng góp 70 tỷ USD. Người dùng ứng dụng dịch vụ kỹ thuật số với tốc độ nhanh chóng. Tiền mặt không còn là vua khi thanh toán số chiếm hơn 50% giao dịch tại đây.

Hội nhập kỹ thuật số đạt được nhiều tiến bộ trong những năm qua khi kết nối tăng gần 3 lần kể từ năm 2015 tại một số khu vực nông thôn. Dù vậy, khoảng cách kinh tế số đang nới rộng khi doanh nghiệp tập trung vào tối đa hóa doanh thu. Do đó, cần thiết phải đầu tư để lấp đầy khoảng cách nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế số dài hạn.

W-kinh-te-so-vn-1.png
Kinh tế số Việt Nam dự kiến đạt 45 tỷ USD năm 2025. (Nguồn: Google, Temasek và Bain & Co) 

Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Co dành một phần riêng để nói đến kinh tế số Việt Nam. Theo đó, sản xuất và xuất khẩu sẽ là chìa khóa để tăng trưởng. Các chuyên gia cho biết, trong khi Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng khi doanh nghiệp toàn cầu tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đầu tư công nhằm giải quyết điểm nghẽn hạ tầng là cần thiết để mở khóa tăng trưởng. Tiền lương và việc làm cũng ảnh hưởng đến kinh tế số.

Truyền thông số đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam nhờ nhu cầu của người dùng và sự tham gia của nhiều người chơi trong nước. Game, đặc biệt là game di động, tăng trưởng rất nhanh và một số nhà phát triển đã tìm được thành công ở nước ngoài. Nhà cung cấp dịch vụ stream nhạc theo yêu cầu ngày càng phổ biến.

Thanh toán số cũng là một điểm sáng của kinh tế số Việt Nam nhờ sự ủng hộ của Chính phủ, đầu tư từ các ngân hàng thương mại, sự phổ biến rộng rãi của mã QR. Xu hướng sẽ còn tăng khi Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Báo cáo cho thấy tổng khối lượng hàng hóa (GMV) kinh tế số Việt Nam năm 2023 ước đạt 30 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2022 và dự kiến đạt 45 tỷ USD năm 2025, 90 - 200 tỷ USD năm 2030. Trong đó, GMV thương mại điện tử đóng góp khoảng 16 tỷ USD, vận tải và thực phẩm 3 tỷ USD, du lịch trực tuyến 5 tỷ USD và giải trí trực tuyến 5 tỷ USD trong năm nay.

Về dịch vụ tài chính số, tổng giá trị giao dịch của thanh toán số (bao gồm thẻ tín dụng, ghi nợ, trả trước, A2A, ví điện tử) năm 2023 ước đạt 126 tỷ USD, cho vay kỹ thuật số ước đạt 4 tỷ USD. Về quỹ đầu tư tư nhân, có sự tăng trưởng nhẹ trong nửa đầu năm nhờ các hoạt động trong lĩnh vực non trẻ như doanh nghiệp, công nghệ y tế, công nghệ giáo dục, AI, Web3/crypto, tài sản, xe hơi… 

Nhìn chung, báo cáo đánh giá Đông Nam Á đã vượt qua cơn bão kinh tế vĩ mô gần đây và chứng tỏ dư địa đáng kể để tăng trưởng trong tương lai.