65 năm Đại học Bách khoa Hà Nội: Người thầy xây nền móng ngành Đo lường Việt Nam_trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia azerbaijan
Thầy Nguyễn Trọng Quế,ămĐạihọcBáchkhoaHàNộiNgườithầyxâynềnmóngngànhĐolườngViệtrận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia azerbaijan nguyên giảng viên Viện Điện, đã có hơn 60 năm công tác tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Quá nửa đời người gắn bó với ngôi trường này, thấy Quế nói với mình, kỷ niệm tại nơi đây “vui nhiều hơn buồn, sướng nhiều hơn khổ”.
Người xây nền móng ngành Đo lường Việt Nam
Vốn là thầy giáo dạy cấp 3, năm 1956, hay tin Trường ĐH Bách khoa sắp mở để đào tạo kỹ sư công nghiệp, thầy giáo trẻ Nguyễn Trọng Quế quyết định xin ngừng việc dạy học ở Trường cấp 3 Liên khu 3, vác ba lô lên Hà Nội với mong muốn được theo học tại ngôi trường duy nhất chuyên đào tạo về công nghiệp – kỹ thuật ngày ấy.
Cuộc gặp gỡ với trưởng phòng Tổ chức, Bộ Giáo dục ngay khi ông vừa đặt chân đến Hà Nội đã trở thành một bước ngoặt trong cuộc đời thầy giáo trẻ. Ông nhận được lời mời về trường làm cán bộ giảng dạy dù chưa có nền tảng vững về kỹ thuật.
Cho rằng “học cũng phải học, mà dạy cũng phải học, tuy có vất vả hơn”, ông đồng ý về trường công tác.
Ngày 30/8/1956, trước ngày khai giảng đầu tiên, thầy Nguyễn Trọng Quế chính thức trở thành cán bộ giảng dạy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Thử thách đầu tiên khi ông về trường là xây dựng các bài giảng thí nghiệm cho tổ Vật lý. Khi ấy, ông chưa bao giờ thấy và thực hiện một bài thí nghiệm nào ở bậc đại học. “Để xây dựng các bài thí nghiệm đầu tiên, cũng như mọi người, tôi lao vào đọc, học mọi thứ”, thầy Quế nhớ lại.
Trong thời gian ngắn ngủi học tập tại phòng thí nghiệm, ông làm tất cả các bài thí nghiệm có ở phòng để hình thành khái niệm về thí nghiệm Vật lý tại bậc đại học. Với những gì ông học được, kết quả là, hơn 1 tháng sau ngày khai giảng khóa đầu tiên của ĐH Bách khoa, tổ bộ môn đã có đủ thí nghiệm Vật lý cho sinh viên.
Thầy Nguyễn Trọng Quế (ngồi giữa) trong Ngày thượng thọ 90 tuổi.
Năm 1961, thầy Nguyễn Trọng Quế phụ trách lên lớp môn Đo lường điện - môn học ai cũng có đôi phần ngán ngẩm, vì tính chất ít lý thuyết, lại phải va chạm nhiều với chi tiết cơ khí.
Công tác trong lĩnh vực này cho ông cơ hội được sang Nga làm thực tập sinh phòng thí nghiệm. 18 tháng trong môi trường khoa học đã giúp ông trưởng thành. Ông tin vào năng lực của mình và chủ động tiến hành các đề tài thực nghiệm.
“Cán bộ trong bộ môn rất quý và có phần phục tôi về sự say mê học hỏi”, thầy Quế nhớ lại những năm tháng ở nơi xứ người. “Cứ ăn xong là tôi chui đầu vào học, thậm chí có những đêm thức đến 2, 3 giờ sáng. Sức thanh niên khi ấy không thấy mệt, mỗi ngày tôi lại thêm những kiến thức mới”.
Giáo sư chủ nhiệm bộ môn quý mến, chia cho ông mọi linh kiện cần để xây dựng phòng thí nghiệm Đo lường tại ĐH Bách khoa Hà Nội. Nhờ vậy, ông thu thập được một thùng linh kiện điện tử, cơ khí để về Hà Nội xây dựng được các thí nghiệm.
Về nước, ông đề nghị thành lập một phòng thí nghiệm “Đo lường”, vốn không có trong kế hoạch xây dựng. Đây là những cơ sở đầu tiên của ngành “Kỹ thuật đo”. Bộ môn “Đo lường và cơ sở kỹ thuật điện” cũng từ đó ra đời, phụ trách những phần kiến thức cơ bản của các ngành điện.
Chiến tranh ngày càng căng thẳng. Trên chiến trường xuất hiện loại vũ khí nguy hiểm để đánh phá giao thông biển. Trong một lần có cơ hội nghiên cứu về thủy lôi, thầy Quế tìm ra được phương pháp phá bom từ trường một cách hiệu quả.
Năm 1972, ông tham gia vào đội đặc nhiệm GK1 (G viết tắt cụm từ giao thông vận tải, K viết tắt cụm từ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), bao gồm các nhà khoa học là các thầy giáo đến từ nhiều khoa viện khác nhau của trường, có nhiệm vụ nghiên cứu quy luật phát nổ, từ đó rà phá thủy lôi từ tính và bom từ trường.
Trong phòng thí nghiệm, nhóm đặc nhiệm đã nghiên cứu thành công các loại thiết bị gây từ trường giả làm bom phát nổ, đồng thời thiết kế được máy đo từ trường độ chính xác cao, dự đoán được hiệu quả của các thiết bị đo do Cục quản lý đường sông và biển chế tạo.
Với những cố gắng này, tổ GK1 nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, các huân chương chiến công hàng hải cho tập thể và 6 huân chương Chiến công, trong ấy có hai huân chương hạng nhì và 4 huân chương hạng ba.
Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, ngành “Kỹ thuật đo lường” được chính thức đưa vào đào tạo. Thầy Quế là người xây dựng kế hoạch đào tạo của ngành, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của ngành đo lường tại Việt Nam.
“Tôi không ngờ sinh viên còn yêu mình như thế!”
Vào ngày sinh nhật thứ 90, căn nhà thầy giáo Nguyễn Trọng Quế rộn vang tiếng cười nói của các cựu sinh viên, cựu giáo chức Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Những “sinh viên” ngày ấy bây giờ cũng ngót nghét tuổi 70. “Họ ngạc nhiên khi thấy tôi còn nhớ những đề tài mà tôi hướng dẫn họ khi tốt nghiệp. Cuộc gặp gỡ làm tôi xúc động. Tôi không ngờ sinh viên còn yêu mình như thế”, thầy Quế tâm sự.
Ông nhớ lại, các sinh viên Bách khoa ngày trước gọi thầy là anh, không phân biệt thầy, trò quá rạch ròi. “Chúng tôi cùng học, cùng nghiên cứu và cùng làm việc, tình cảm rất gắn bó”.
Đối với ông, trải qua quãng thời gian dài, Bách khoa đã có nhiều thay đổi, nhưng tình cảm và con người thì vẫn vậy. “Mỗi khi có dịp về thăm bộ môn, mọi người vẫn gọi tôi là thầy, nhưng trong lòng lại coi nhau là anh em”, thầy nói.
Thầy Nguyễn Trọng Quế và con gái - PGS. Nguyễn Thị Lan Hương – tại Kharkov, Ukraina năm 1992
Sau khi nghỉ hưu, thầy Quế vẫn đều đặn đứng lớp. Với sự đam mê học hỏi, thầy miệt mài nghiên cứu, hướng dẫn và chia sẻ những kiến thức mới cho các thế hệ học trò sau này.
“Đúng 80 tuổi, tôi nghỉ lên lớp, nhưng vẫn không thể bỏ hẳn thói quen đọc sách”, thầy Quế cho hay. Hàng ngày, ông vẫn thường xuyên đi bộ để giữ gìn sức khỏe và đọc lại những gì đã viết để bồi dưỡng trí nhớ.
Khóa sinh viên gần nhất thầy còn hướng dẫn là Khóa 55. Không hiếm gặp những lần sinh viên, học trò cũ đến nhà thầy hỏi han kiến thức hay xin lời khuyên dù thầy đã nghỉ hưu. Làm việc cùng sinh viên đối với ông không còn là vì trách nhiệm, mà bởi cái tâm vẫn đầy nhiệt huyết với nghề.
Con gái thầy Nguyễn Trọng Quế - PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương, hiện là giảng viên Viện Điện, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục đã tiếp nối truyền thống dạy học từ cha. Chị chia sẻ: “Bố tôi là một người giản dị, trọng tình cảm và sống chân thành. Bài học lớn nhất tôi học được từ bố chính là phải yêu lao động, say mê với nghề, bởi con người tồn tại sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu không có lao động, không có đam mê”.
Thu Hà
Ký ức ngày đầu đi dạy cách đây 50 năm của thầy giáo Sài Gòn
Buổi đầu tiên đi dạy tôi cũng rung động như cậu bé trong ngày đầu tiên đi học của nhà văn Thanh Tịnh…