Bảo hiểm đã tồn tại hàng thế kỷ. Hàng ngàn năm trước,ạođộtpháchongànhbảohiểmbằngcáchnàvillarreal – granada các thuyền viên Trung Quốc đã gom tiền vào một quỹ chung, giúp chi trả cho các thiệt hại phòng khi còn tàu bị lật. Dù công nghệ đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp bảo hiểm trong 10 năm qua, xét theo nhiều phương diện, bảo hiểm toàn cầu vẫn đang mắc kẹt trong quá khứ với rất ít được đổi mới trong trải nghiệm khách hàng.
Bất chấp sự phát triển của các nhà môi giới trực tuyến, nhiều khách hàng vẫn phải gọi cho họ qua điện thoại để biết về các chính sách mới. Chính sách thường xử lý dựa trên hợp đồng giấy, đồng nghĩa các hoạt động đòi bồi thường hay thanh toán đều có thể sai sót và cần con người giám sát chặt chẽ. Đây là sự phức tạp cố hữu của bảo hiểm, do liên quan đến người mua, người môi giới, người trả tiền bảo hiểm cũng như sản phẩm chính của bảo hiểm. Mỗi bước trong quy trình đều tiềm ẩn nguy cơ sai sót cho cả hệ thống, nơi thông tin có thể bị thất lạc, hiểu sai chính sách hay quy trình hòa giải kéo dài.
Công nghệ chuỗi khối (blockchain) có khả năng tạo đột phá cho ngành công nghiệp lâu đời này. Tất nhiên, con đường đến với blockchain còn gian nan khi các công ty bảo hiểm phải vượt qua những trở ngại về quy định, pháp lý trước khi công nghệ được triển khai rộng rãi trên toàn ngành. Những người hoài nghi cũng chỉ ra trở ngại lớn đối với blockchain trong bảo hiểm là bảo hiểm chuyển dịch tương đối chậm chạp, ngay cả với một công nghệ quen thuộc hơn là điện toán đám mây.
Dù vậy, điều đó không thể ngăn cản các doanh nghiệp và startup bảo hiểm thử nghiệm blockchain trong các hoạt động như: ngăn ngừa rủi ro và phát hiện lừa đảo; bảo hiểm tài sản và tai nạn (P&C); bảo hiểm sức khỏe; tái bảo hiểm; bảo hiểm nhân thọ.
Ngăn ngừa rủi ro và phát hiện lừa đảo
Theo FBI, thiệt hại của gian lận bảo hiểm (chưa tính đến bảo hiểm y tế) tại Mỹ ước tính đạt 40 tỷ USD/năm. Đây không phải chỉ là vấn đề của các công ty bảo hiểm, nó còn khiến mỗi gia đình Mỹ tổn thất khoảng 400 đến 700 USD/năm do phải tăng phí bảo hiểm. Sự phức tạp của ngành bảo hiểm tạo ra những khoảng trống để thực hiện các hành vi lừa đảo. Các yêu cầu bảo hiểm được xáo trộn từ người thụ hưởng sang công ty bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm trong một quy trình chậm chạp, nhiều thủ tục giấy tờ. Vì vậy, tội phạm có thể yêu cầu bồi thường nhiều lần giữa các hãng bảo hiểm khác nhau vì một tổn thất duy nhất.
Blockchain sẽ giúp phối hợp tốt hơn giữa các công ty bảo hiểm để ngăn chặn lừa đảo. Trên sổ cái phân tán, công ty bảo hiểm ghi lại giao dịch vĩnh viễn cùng các biện pháp kiểm soát truy cập chi tiết để bảo vệ an ninh dữ liệu. Lưu trữ thông tin xác nhận quyền sở hữu trên một sổ cái được chia sẻ sẽ giúp các công ty bảo hiểm cộng tác và xác định hành vi đáng ngờ trên toàn hệ sinh thái.
Ngày nay, các công ty bảo hiểm lớn đầu tư vào dữ liệu thu thập từ phạm vi công cộng và từ các công ty tư nhân để dự đoán và phân tích tốt hơn các hoạt động gian lận. Dữ liệu công khai có thể được sử dụng để xác định các dạng hành vi gian lận từ các giao dịch trước đó, nhưng dữ liệu này thường không nhất quán do khó chia sẻ thông tin nhạy cảm giữa các tổ chức khác nhau. Việc phát triển phòng chống gian lận trong toàn ngành đang bị tê liệt bởi những ràng buộc xung quanh việc chia sẻ thông tin nhận dạng cá nhân, chẳng hạn như tên, địa chỉ và ngày sinh.
Việc giới thiệu công nghệ blockchain để ngăn chặn gian lận sẽ đòi hỏi một mức độ phối hợp rất lớn giữa các công ty bảo hiểm, nhưng có thể mang lại lợi ích to lớn về lâu dài.
Trong thực tiễn, đã có một ứng dụng mang tên ClaimShare dùng công nghệ blockchain để chống lại tình trạng double-dipping (một người nhận tiền bảo hiểm từ nhiều bên khác nhau cho cùng một tai nạn một cách phi pháp). Ứng dụng là sản phẩm của startup công nghệ IntellectEU, ra mắt tháng 3/2021. ClaimShare cho phép nhiều công ty bảo hiểm chia sẻ dữ liệu liên quan đến các hồ sơ đòi bồi thường. Chẳng hạn, một khi người được bảo hiểm nộp đơn, ClaimShare sẽ phân loại thông tin thành 2 mục: thông tin nhận dạng cá nhân (PII) và không phải PII. Thông tin không phải PII sau đó lại được chia sẻ với các hãng bảo hiểm khác theo thời gian thực, sử dụng công nghệ sổ cái phân tán R3 Corda. Thông tin này đi qua một nền tảng đám mây bảo mật có tên Conclave, chạy mã để so sánh các đơn đòi bồi thường giữa các công ty bảo hiểm và phát hiện mô hình gian lận. Những trường hợp nghi gian lận được truy ngược lại PII để điều tra. IntellectEU cho biết ClaimShare là ứng dụng đầu tiên xử lý vấn nạn double-dipping trong ngành bảo hiểm.
Gian lận bảo hiểm là một trong những vấn đề lớn nhất trong ngành bảo hiểm, dẫn đến phí bảo hiểm cao hơn và chi trả kém hơn cho khách hàng. Chống gian lận nằm trong số các ứng dụng hấp dẫn nhất của blokchain trong bảo hiểm, cung cấp cho các công ty bảo hiểm và người bảo hiểm hồ sơ lâu dài để đánh giá các khiếu nại. Nó cũng có tác dụng mang đến tự động hóa và hiệu quả cho quy trình xử lý bồi thường.
Ứng dụng blockchain trong bảo hiểm nhân thọ
Khi một người thân qua đời, đòi bồi thường không phải mối quan tâm hàng đầu của tang gia. Đôi khi, họ còn không biết rằng người quá cố đã mua bảo hiểm nhân thọ. Quy trình đòi bảo hiểm ngày nay vẫn còn lạc hậu. Để yêu cầu quyền lợi bảo hiểm nhân thọ và các khoản chi trả mà họ được hưởng, người thụ hưởng có tên trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cần liên hệ với công ty bảo hiểm càng sớm càng tốt sau khi người được bảo hiểm qua đời. Sau đó, công ty bảo hiểm sẽ xử lý tuyên bố tử vong do chính phủ cấp và tuyên bố của bác sĩ để bắt đầu quy trình yêu cầu bồi thường. Quá trình này có thể mất từ vài tuần đến hơn 6 tháng.
Blockchain có thể giúp đơn giản hóa và tự động quy trình đăng ký yêu cầu bồi thường thủ công khi nộp khiếu nại bảo hiểm nhân thọ. Quy trình đăng ký đòi hỏi sự tham gia của bệnh viện, người bảo hiểm, nhà tang lễ, người thụ hưởng. Khi tất cả các bên tham gia một mạng lưới blockchain, vấn đề sẽ được giải quyết. Sử dụng hợp đồng thông minh (smart contract), quy trình khiếu nại sẽ tự động kích hoạt khi thông về người quá cố nhập vào cơ sở dữ liệu dựa trên sổ cái. Do thông tin trên sổ cái được xác minh một cách độc lập giữa các bên, nó giúp cho gia đình người quá cố trút được gánh nặng phải chứng minh việc tử vong qua giấy tờ. Lưu trữ thông tin liên quan đến người mua bảo hiểm trên blockchain cũng tạo ra dấu vết kiểm toán có thể xác minh, giảm các trường hợp gian lận bảo hiểm.
MetLife, một trong các công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, đang thử nghiệm giải pháp hợp đồng thông minh LifeChain để xử lý yêu cầu bảo hiểm nhân thọ tại Singapore. Giải pháp của MetLife kích hoạt yêu cầu bồi thường dựa trên cáo phó in trên các phương tiện truyền thông. Chẳng hạn, khi gia đình người quá cố đăng cáo phó trên tờ The Straits Times, MetLife sẽ xin phép họ để dùng thông tin cho LifeChain. Nếu đồng ý, LifeChain mã hóa Thẻ căn cước công dân (NRIC) của người quá cố và nhập vào một cổng. Nhờ có hợp đồng thông minh, LifeChain tìm kiếm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dựa trên mã số NRIC. Nếu phát hiện có sự trùng khớp, LifeChain sẽ gửi email cho công ty bảo hiểm NTUC để bắt đầu quy trình xử lý.
Dù công nghệ blockchain vẫn đang trong quá trình sơ khai, nó đã có nhiều ứng dụng tiềm năng trong ngành bảo hiểm. Các hãng bảo hiểm cần thống nhất tiêu chuẩn và quy trình liên quan đến công nghệ blockchain để nhận ra tác động thực sự của công nghệ. Dù blockchain mang đến các công cụ tốt hơn để hợp tác và chia sẻ dữ liệu, bản thân các hãng bảo hiểm cũng cần phải sẵn sàng làm việc cùng nhau.
Du Lam
Bên cạnh mảng game và tiền điện tử, chuyên gia kỳ vọng blockchain sẽ đóng góp vào quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.