Mượn “họp báo” để livestream khuyếch trương công ty 500 ngàn tỷ_kết quả cúp ý
Công ty trăm nghìn tỷ sẽ tập trung làm chuyển đổi số?ượnhọpbáođểlivestreamkhuyếchtrươngcôngtyngàntỷkết quả cúp ý
Sáng 15/6, công ty GAB Group với người đứng đầu là ông Nguyễn Vũ Quốc Anh đã tổ chức một buổi trao đổi thông tin dưới hình thức livestream trên kênh YouTube của ông này.
Ông Nguyễn Vũ Quốc Anh cũng là đại diện pháp luật của công ty CP Tập đoàn Đầu tư Công nghệ toàn cầu. Đây là công ty vừa đăng ký hoạt động ngày 20/5/2021 vốn số vốn điều lệ 500.000 nghìn tỷ đồng.
Ông cho biết mình là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn GAB Group. Đây là tập đoàn chuyên sản xuất và phân phối phần mềm với mục tiêu chuyển đổi số doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp SME.
Buổi "họp báo" của ông Nguyễn Vũ Quốc Anh - người đại diện pháp luật công ty 500 nghìn tỷ đang gây xôn xao cộng đồng mạng. |
Ngoài chuyển đổi số, định hướng và mục tiêu sắp tới của GAB Group là trở thành tập đoàn công nghệ lớn hàng đầu, đại diện Việt Nam ra thế giới để cạnh tranh, mang ngoại tệ về và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Cụ thể, GAB Group sẽ tập trung khai thác 3 thị trường IT chính là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ
Vị chủ tịch này khẳng định, trong vòng 3 năm tới, công ty sẽ cho ra 100.000 sản phẩm để phân phối trên thị trường IT. Theo ông Quốc Anh, đây là lý do ông nói công ty của mình có giá trị 21,7 tỷ USD là có cơ sở. Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết, ông Quốc Anh nói đây là bí quyết kinh doanh và không chia sẻ thêm về điều này.
“Mỗi người có một tầm khác nhau. Mọi người nghĩ con số đó là khủng nhưng với tôi nó chả là gì. Tôi không nổ. Trong năm 2022, mục tiêu của tôi là mang về tỷ USD.”, ông Quốc Anh nói.
Lý giải việc website chưa có sản phẩm, ông Quốc Anh cho biết mọi người đừng vội đánh giá, đưa ra quan điểm về người khác. Sản phẩm đã có mức giá, đã sẵn sàng nhưng chưa cho chạy chính thức bởi chưa xong hệ thống vận hành.
Tại buổi “họp báo”, nhiều ý kiến thắc mắc về việc tại sao sở hữu công ty hàng chục tỷ USD mà chủ tịch lại đang ở một nhà căn nhà cấp 4.
Giải thích về điều này, ông Quốc Anh cho rằng đó là phong cách sống của mỗi người: "Có người thích đi xe hơi, ở nhà lầu, tôi không thích vậy, tôi thích gần gũi với người nghèo, tiếp cận với những hoàn cảnh khó khăn".
Một người xem tên là Phú Qúi Nguyễn thì bình luận: "Anh nói gì cũng được vì chưa đến thời hạn nộp vốn. Nếu đến đó anh không làm được thì chỉ cần anh nộp 200 triệu ủng hộ mua vaccine là được".
Công ty chục tỷ USD nhưng tổ chức “họp báo” trái phép
Theo Điều 41 Luật Báo chí năm 2016, cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền tổ chức họp báo để công bố, tuyên bố, giải thích, trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Việc tổ chức họp báo phải thông báo bằng văn bản trước 24 giờ tính đến thời điểm dự định họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Nội dung thông báo gồm địa điểm, thời gian, nội dung và người đứng ra chủ trì việc họp báo.
Đặt tựa đề buổi livestream là họp báo, thế nhưng sự kiện này không hề có giấy phép từ phía cơ quan chức năng. Ảnh: Trọng Đạt |
Khi VietNamNettrao đổi với ông Nguyễn Vũ Quốc Anh về việc buổi “họp báo” livestream đã được cấp phép chưa, vị chủ tịch này thừa nhận việc tổ chức sự kiện trên không hề có giấy phép.
Theo ông Quốc Anh: “Do có nhiều cơ quan báo chí liên hệ đặt câu hỏi, tôi mới nói rằng sẽ tổ chức họp báo vào ngày 15/6. Sự kiện này dự định được tổ chức dưới dạng offline, tuy nhiên do thời buổi dịch bệnh nên không thực hiện được. Vậy nên tôi mới nghĩ đến việc tổ chức một buổi chia sẻ trên YouTube để giúp mọi người gỡ rối các thắc mắc.”
“Sự kiện này sử dụng thuật ngữ “họp báo” nhưng thực chất là không phải như vậy. Đây chỉ là một buổi nói chuyện, chia sẻ về mọi thứ”, ông Quốc Anh nói.
Người nghe cần thận trọng khi tham dự các buổi "họp báo ảo"
Theo nhà báo Trần Ngọc Lưu - chuyên trang Đầu tư Tài chính Việt Nam, do tình hình dịch bệnh nên việc tổ chức các buổi "họp báo online" là xu hướng chung phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, buổi “họp báo” của ông Nguyễn Vũ Quốc Anh, hình thức thể hiện quá sơ sài.
“Những buổi “họp báo” này không có độ tin cậy và khiến người xem có cảm giác chỉ như một clip nói chuyện (vlog) của ông ấy. Người xem cũng không biết rõ nội dung chính của buổi “họp báo” mà chỉ là những câu chuyện lan man”, nhà báo Trần Ngọc Lưu chia sẻ.
Hồi đầu tháng 6, thông tin ông Nguyễn Vũ Quốc Anh - Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Cty CP Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Tự động toàn cầu đứng ra thành lập 4 công ty, trong đó có doanh nghiệp vốn điều lệ 500.000 tỷ đồng lập tức thu hút sự chú ý của giới truyền thông, sự tò mò của người hiếu kỳ.
Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc và quản lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại Mỹ và Việt Nam, trao đổi với báo Lao động, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết một doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lên đến 500 ngàn tỉ đồng (hơn 20 tỉ USD) là “hàng hiếm” trên thế giới; thường chỉ có ngân hàng hoặc các đại công ty trên thế giới mới có vốn lớn như vậy.
Thực tế cho thấy, thời gian gần đây, lợi dụng sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, nhiều các tổ chức, cá nhân đã tự mình đứng ra livestream để công bố thông tin trước dư luận xã hội.
Đây thực chất là các buổi “họp báo” ảo, không có giấy phép. Không chỉ riêng buổi “họp báo” của ông Quốc Anh, nhiều nội dung livestream hiện nay thường lấy tiêu đề dưới dạng “Họp báo…”để gây sự tò mò từ phía công chúng.
Việc cố tình gọi sự kiện là "họp báo" đã khiến người xem bị ngộ nhận, hiểu sai và nghĩ rằng đây là những buổi họp báo có giấy phép từ phía cơ quan chức năng. Do vậy, người xem cần có sự tỉnh táo trước các nội dung được chia sẻ trên mạng, đặc biệt là những thông tin liên quan đến các buổi họp báo.
Trọng Đạt
Livestream qua thời kỳ cực thịnh: Streamer lấn sân kinh doanh, mở công ty
Thành danh nhờ livestream, một số streamer đã sớm rẽ hướng sang kinh doanh, thậm chí tự mở công ty để phát triển sự nghiệp của riêng mình.