Khuôn mặt khắc khổ,ôgiáovềhưuchỉmongcháutraiđượcănbữacơmcóthịbảng xếp hạng giải vô địch bóng đá mexico đôi mắt ngấn lệ, bà Biền cho biết, bản thân từng là giáo viên dạy tại trường THCS Bình Thịnh, ông Thứ là công nhân nghỉ hưu.
Cháu Nguyễn Khắc Hải Hưng hiện đang bị bệnh về mắt rất nặng nhưng gia đình không có tiền chữa trị |
Ông bà sinh được 4 người con gồm Nguyễn Thị Lý (nay đã 48 tuổi), Nguyễn Khắc Pháp (SN 1979), Nguyễn Thị Nga (SN 1982) và Nguyễn Khắc Việt (SN 1984).
Chị Lý bị liệt từ nhỏ vì di chứng của chất độc da cam, mọi sinh hoạt đều phải dựa vào cha mẹ. Anh Pháp từ bỏ cha mẹ, vợ và hai con đi biệt tích đã 7 năm nay. Chị Nga lấy chồng xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cũng không giúp đỡ được gì.
Ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng vợ chồng ông Thứ phải sống trong nợ nần |
Ông bà chỉ còn đặt niềm tin vào người con trai út là Nguyễn Khắc Việt, thế nhưng đầu năm 2021, anh Việt đi xuất khẩu lao động ở Anh theo diện du lịch (đi chui), mất liên lạc từ đó.
Trước đấy, để có tiền cho anh đi lao động, vợ chồng ông Thứ đã phải thế chấp nhà cửa cho ngân hàng, vay mượn người thân, hiện trở thành con nợ không có khả năng chi trả. Anh Việt còn để lại con trai là Nguyễn Khắc Hải Hưng (5 tuổi) cho ông bà nuôi.
Hưng vốn bị bệnh nặng về mắt, một mắt đã hỏng 90% thị lực. Mặc dù vậy, bởi nhà quá nghèo, con cũng không được đi chữa bệnh. Mẹ của Hưng là lao động tự do, nay đây mai đó, hiện ông Thứ cũng không biết chị ở đâu.
Không gian trước cửa là nơi ông bà mưu sinh để nuôi con cháu qua ngày. |
“Bị đòi nợ thì chúng tôi còn cắn răng chịu nhục, chịu khổ qua ngày. Nhưng con cái đứa đi biền biệt không tin tức, đứa lại tật nguyền, cháu trai có nguy cơ mù loà, tôi đau lòng lắm chú ơi", ông Thứ nghẹn ngào.
Để kiếm miếng ăn qua ngày cho cả nhà, bà Biền mắt mờ chân chậm vẫn đi rửa bát thuê cho một quán ăn. Ông Thứ đạp xe vào các xã ở huyện Can Lộc mua sắn, mua rau về bán cho người dân xung quanh. Những ngày dịch Covid-19, hàng quán đóng cửa, bà Biền cũng mất việc.
Bữa cơm qua ngày của những phận người khốn khổ. |
Chị Trần Thị Thơm, một người hàng xóm cho biết: “Những ngày không có việc thì hai ông bà muối cà, muối dưa, mua rau ở các nơi khác đem về bán trước cửa nhà. Thương cảnh ông bà nên dân trong làng ai cũng mua”.
Chị Trịnh Thị Thanh, cán bộ ngành Bưu điện (người trực tiếp phát lương hưu tại xã Thanh Bình Thịnh) xác nhận: “Lương của cô Biền và ông Thứ mỗi tháng hơn 8 triệu đồng. Tuy nhiên hai ông bà chỉ nhận được 1.100.000đ, vì phần còn lại ngân hàng đã trừ vào khoản nợ đã vay”.
Số tiền nhận về ít ỏi đó hai ông bà cũng không thể sử dụng, bởi phải trả dần những khoản nợ khác vay người thân cho con trai đi nước ngoài. Nhiều lần, chủ nợ đến nhà đòi, vì không có tiền trả, ông bà bị chửi rủa, bị làm nhục trước mặt hàng xóm.
Mọi sinh hoạt của người con gái đầu đều dựa vào bà Biền. |
“Vay tiền họ mình chưa có để trả thì mình phải chịu. Họ có lòng tốt cho mình vay thì đã là ân nhân rồi. Nghĩ trước đây mình từng là cô giáo, giờ lâm vào cảnh này tủi thân lắm”, bà Biền nức nở.
Bữa ăn qua ngày của gia đình bà giáo nghèo đạm bạc hết mức có thể, chỉ cơm trắng canh rau. “Hình như Hưng biết hoàn cảnh của nhà nên không bao giờ đòi hỏi thịt cá, bữa cơm có thịt cháu chỉ chờ dịp Tết thôi", bà Biền rưng rưng.
Ông Đoàn Ngọc Hường, Chủ tịch UBND xã Thanh Bình Thịnh cho biết: “Trường hợp cô Biền đúng là hết sức đáng thương. Cả 4 miệng ăn trong nhà đều dựa vào khoản trợ cấp tàn tật của chị Lý. Vốn là nhà giáo về hưu, nay lại lâm cảnh cùng cực như vậy, rất mong gia đình cô nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người".
Sỹ Thông
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: