Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết nơi đây vừa tiếp nhận một trường hợp hóc dị vật ở trẻ 13 tuổi. Bệnh nhi là em L.T.K.N ngụ tại huyện Đức Hòa,égáinuốttrọncâykẹomútvìgiậtmìkèo bóng đá c2 Long An. Theo chia sẻ của bé, ngày 8/4, khi đang ngậm kẹo mút, N. nghe tiếng ba gọi nên giật mình và nuốt cả que kẹo vào bụng.
Hai ngày sau, em thấy đau bụng âm ỉ vùng hông nên được đưa lên một bệnh viện ở TP.HCM khám. Tại cơ sở này, kết quả chụp X-quang bụng không ghi nhận dị vật, em được về nhà theo dõi.
Đến ngày 12/4, N. vẫn đau bụng, chưa đi tiêu ra que kẹo nên gia đình lại đưa lên bệnh viện ban đầu khám. Kết quả X-quang vẫn không thấy dị vật và bác sĩ cho trẻ về nhà. Vì lo lắng, mẹ của N. đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) khám và nhập viện ngay trong ngày.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, bác sĩ cho trẻ chụp CT bụng cản quang, ghi nhận dị vật hình trụ nằm ở hố chậu phải gần góc hồi manh tràng, viêm đoạn ruột chứa dị vật. Bệnh nhi được nội soi mềm qua ngả hậu môn. Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Đức Lộc cùng ê-kíp gây mê đã gắp ra một que kẹo nhựa. Dị vật này dài, nhọn hai đầu có khả năng gây viêm tấy, nhiễm trùng và thủng ruột nếu mắc kẹt kéo dài.
Trước đó, một bé trai 7 tuổi (Sóc Trăng) cũng được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng khó thở, tím tái vì hóc cục gôm bút chì. Lý do là trẻ có thói quen vừa làm bài vừa cắn đầu bút chì khiến phần kim loại và cục gôm tuột vào đường thở. Em sặc sụa tím tái, ho khạc ra máu. Bác sĩ đã lấy được dị vật thành công.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt chú ý khi con chơi với những đồ vật hay thức ăn có nguy cơ hóc và nghẹn cao. Việc đùa giỡn khi ăn hay các yếu tố đột ngột gây giật mình cũng khiến trẻ bị hóc sặc gây tắc, nghẹt thở, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.