Kết nối,ếtnốinhữngsựkiệnlịchsửđángnhớkết quả bóng đá giải ngoại hạng xâu chuỗi các sựkiện lịch sửđáng nhớ, những hy sinh đáng tựhào của Ban Tuyên huấn tỉnh ThủDầu Một… Đólàýkiến của ông Nguyễn Quốc Nhân, nguyên Chủtịch Hội Văn học - Nghệthuật Bình Dương. Ông cũng làmột trong những chứng nhân lịch sửcác sựkiện của nhiều ngành, từtuyên giáo, báo chíđến nghệthuật của vùng đất Sông Bé- Bình Dương kiên trung vàanh dũng…
Ông Nguyễn Quốc Nhân và tập tài liệu ghi chép lại các sự kiện lịch sử liên quan đến ngành tuyên giáo mà ông từng trải qua
Mỗi cán bộ là một chiến sĩ trên mặt trận tuyên giáo
Ông Nguyễn Quốc Nhân là người am hiểu khá rõ về lịch sử, truyền thống của nhiều ngành liên quan đến công tác tuyên giáo. Mỗi lần chúng tôi tìm gặp để “xin” tư liệu viết bài, ông đều nói chuyện một cách tâm tình, như thể những ngày tháng ông tham gia cách mạng đầy gian lao, nguy hiểm đang hiển hiện trước mắt. “Từng gương mặt, hành động, lời nói, tiếng hát của đồng đội tôi nhớ như mới hôm qua. Họ hy sinh anh dũng lắm! Đó là những sự hy sinh không thể nào quên!”, ông Nhân nói.
Từ khi Ban Tuyên huấn tỉnh ThủDầu Một được thành lập vào ngày 10-5-1949, các thế hệ cán bộ tuyên huấn ThủDầu Một luôn kiên trì, trung thành với Đảng, với dân, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, góp phần cùng cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại ngày 30-4-1975, thống nhất đất nước. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cán bộ ngành tuyên giáo càng cố gắng phấn đấu, cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, giành những thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ như hôm nay.
“Tôi xin nói về những sự kiện liên quan đến Ban Tuyên huấn từ năm 1961 đến 1975, những kỷ niệm gắn bó với tôi hồi đó. Thời điểm đó, tôi đã suy nghĩ rằng Bác Hồ của chúng ta là người làm công tác tuyên huấn đầu tiên. Bác tuyên truyền, đưa chủ nghĩa Mác- Lênin vào trong nước, vận động thành lập Đảng, kêu gọi các nhân sĩ trí thức yêu nước ở nước ngoài về Việt Nam làm cách mạng. Khi đó, cách mạng Việt Nam chưa có lực lượng, chưa có vũ khí thì ngành tuyên huấn đã hình thành để dùng cách nói của mình kêu gọi người dân tham gia làm cách mạng”, ông Nhân chia sẻ.
“Với ngần ấy thời gian, qua 2 cuộc kháng chiến, Ban Tuyên huấn đãhy sinh 133 người. Cán bộvàngành tuyên huấn đãgóp phần to lớn vào thắng lợi vẻvang của dân tộc vào năm 1975. Đây cũng chỉlàsựtìm hiểu vàghi chép bước đầu của tôi vềđồng đội, vềnhững hy sinh anh dũng của những người làm công tác tuyên giáo, vềmột thời đểnhớ...”. (ông Nguyễn Quốc Nhân, nguyên Chủtịch Hội Văn học - Nghệthuật tỉnh Bình Dương) |
Theo ông Nhân, đầu năm 1961, có sự chuẩn bị tách tỉnh Thủ Biên thành 2 tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa. Đến tháng 4-1961, tỉnh Thủ Dầu Một hình thành, đồng chí Nguyễn Văn Trung (Sáu Trung) làm Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một. Ban Tuyên huấn hồi đó có các đồng chí: Thái Gia Tế, Nguyễn Hiền Bửu, Võ Văn Triếu, Hai Bạc, Tám Thanh, Sáu Dấu, Tư Ca. Tất cả là 7 người cộng thêm các đồng chí ở Thủ Biên về. Ban Tuyên huấn Thủ Dầu Một đổi tên thành phiên hiệu C7. Hồi đó, các phiên hiệu của Tỉnh ủy và ban ngành có tên là C…, ví dụ C.1 là dân y, C.2 là thanh niên, C.3 là kinh tài…
Những năm sau, Ban Tuyên huấn Thủ Dầu Một có quân số cả trăm người. Thật ra, tất cả những cán bộ ngày đó, dù làm báo chí, văn công, nghệ thuật cũng là làm tuyên huấn trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Ông Nhân bảo, mỗi cán bộ khi đó là một chiến sĩ trên mặt trận tuyên giáo. Các đồng chí trong đơn vị của ông đều dùng sức lực, trí tuệ để mà tận trung phục vụ cách mạng, vận động tuyên truyền nhân dân theo Đảng, tham gia kháng chiến để đi đến thắng lợi cuối cùng. Có người hy sinh khi trên tay còn cầm chiếc máy ảnh. Có những người hy sinh khi đi phát hành báo Phú Lợi... “Những tờ báo và máu của chiến sĩ rải trên dòng suối Rạt. Hình ảnh đó làm sao có thể quên…”, ông Nhân xúc động nói khi tìm về với ký ức ngày xưa.
Trò chuyện với ông, tôi lại thầm nể phục trí nhớ của ông. Ông kể, từ năm 1967-1968, Trưởng ban Tuyên huấn là đồng chí Nguyễn Quốc Huy (Mười Huy); từ năm 1970-1972 là đồng chí Tiêu Như Thủy; từ năm 1973-1975 là đồng chí Hà Minh Nghĩa (Mười Nghĩa)… Ông còn nhắc nhiều, nhiều nữa những cái tên đã đi vào lịch sử ngành tuyên giáo tỉnh nhà. “Với ngần ấy thời gian, qua 2 cuộc kháng chiến, Ban Tuyên huấn đã hy sinh 133 người. Cán bộ và ngành tuyên huấn đã góp phần to lớn vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc vào năm 1975. Đây cũng chỉ là sự tìm hiểu và ghi chép bước đầu của tôi về đồng đội, về những hy sinh anh dũng của những người làm công tác tuyên giáo, về một thời để nhớ. Mong rằng những ai có thông tin, tư liệu quý giá, thông tin của đồng đội tiếp tục bổ sung thêm”, ông Nhân tâm sự.
Những tâm nguyện
Hỏi ông có những tâm nguyện gì cần làm cho đồng đội, cho những ngành mà ông đã tham gia trong kháng chiến và sau ngày đất nước thống nhất, ông Nhân cho biết có 3 điều mà ông luôn canh cánh trong lòng. Đó là mong muốn sau khi Khu di tích lịch sử Chiến khu Đ xây dựng hoàn thiện sẽ dựng một bia tưởng niệm ghi đủ tên tuổi, quê quán của 133 liệt sĩ Ban Tuyên huấn tỉnh Thủ Dầu Một trong cuộc chiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ông hiện vẫn cẩn thận lưu giữ danh sách này. Những hy sinh anh dũng của các liệt sĩ cần được ghi lại để hậu thế biết đến và tri ân. Tiếp đó là cần có một cuốn phim tư liệu lịch sử ngành tuyên giáo Bình Dương từ trước đến nay. Điều thứ 3 là biên soạn cuốn kỷ yếu ghi lại tư liệu lịch sử, kết nối lại những sự kiện, bởi đây là những tư liệu lịch sử vô cùng quý giá lưu lại cho đời sau.
Là một cán bộ cách mạng hưu trí, ông Nguyễn Quốc Nhân vẫn luôn quan tâm đến công tác tuyên giáo hiện nay. Theo ông, làm tuyên giáo phải chú ý đến tính chính xác của lịch sử, cán bộ tuyên giáo cần phải gần dân, hiểu sâu sắc hơn về tâm tư, nguyện vọng của người dân để tuyên truyền, vận động; từ đó có hành động thiết thực giúp cho người dân có cuộc sống ngày càng tốt hơn. Cán bộ tuyên giáo trẻ cũng cần thiết gặp những người từng gắn bó với công tác tuyên giáo trước đây để tìm hiểu thêm về truyền thống, những tấm gương hy sinh cho cách mạng, từ đó luôn biết đặt lợi ích của quê hương, đất nước lên trên hết.
Theo ông Nhân, công tác tuyên giáo hiện nay cũng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, cổ động trực quan; cần chủ động nắm bắt thông tin để định hướng dư luận xã hội, làm tốt công tác tư tưởng thông qua các dịp kỷ niệm ngày lễ lớn trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác giáo dục lý luận chính trị hiện nay phải tiếp tục nâng cao chất lượng. Công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở, phương pháp tuyên truyền đưa nghị quyết đi vào cuộc sống cũng cần đổi mới. Tuyên truyền làm sao để củng cố niềm tin, nâng cao lòng tự hào dân tộc trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân. Ngành tuyên giáo phải luôn giữ vai trò định hướng thông tin, chỉ đạo tuyên truyền nhiều hơn về gương người tốt, việc tốt cũng góp phần tạo sự ổn định và phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các ngành trong khối khoa giáo; đặc biệt là tuyên truyền đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hoạt động của ngành tuyên giáo sẽ càng hiệu quả...
QUỲNH NHƯ