Trong vòng một thập kỷ qua,ềutỷphúđangđốttiềnvàocôngnghệnàynhưngElonMusklạithờơtylekeo tv nhiều tỷ phú giàu có như Mark Zuckerberg, Jeff Bezos hay Peter Thiel… đã rót tiền vào những dự án nghiên cứu về công nghệ kéo dài tuổi thọ và chống lão hóa, với hy vọng có thể áp dụng những công nghệ này lên chính mình.
Với việc sở hữu khối tài sản khổng lồ và nhiều quyền lực trong tay, các tỷ phú mong muốn kéo dài cuộc sống của mình là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Tuy nhiên, tỷ phú giàu nhất thế giới hiện tại là Elon Musk lại không mấy mặn mà và thờ ơ với công nghệ này. Trong một bài trả lời phỏng vấn mới đây với tờ báo Insider, Elon Musk đã đưa ra lời giải thích vì sao không muốn đầu tư vào công nghệ chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
"Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên thử tìm cách để giúp con người sống thực sự lâu", Elon Musk chia sẻ. "Điều này sẽ gây ra sự ngột ngạt cho xã hội, bởi vì sự thật là hầu hết mọi người không thay đổi suy nghĩ của họ. Họ chỉ chết đi. Vì vậy, nếu không chết, chúng ta sẽ bị mắc kẹt với những ý tưởng cũ và xã hội không thể tiến lên".
Đây được xem là một quan điểm khá trái ngược với phần lớn các tỷ phú công nghệ tại Mỹ. Tuy nhiên, bất chấp việc các tỷ phú đang đầu tư một số tiền lớn, đến nay vẫn chưa có công nghệ chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ nào thực sự thành công và được áp dụng vào thực tế.
Trước đó, vào tháng 9/2021, tỷ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập hãng thương mại điện tử Amazon, đã đầu tư một khoản tiền không được tiết lộ vào Altols Labs, công ty khởi nghiệp nghiên cứu về công nghệ chống lão hóa. Công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại San Francisco này tập trung vào công nghệ giúp "lập trình trẻ hóa tế bào", một phương pháp trên lý thuyết có thể đảo ngược được quá trình lão hóa, rút ngắn thời gian chữa trị bệnh tật, chấn thương…
Ngoài Jeff Bezos, tỷ phú công nghệ Peter Thiel cũng được xem là một người tích cực trong việc đầu tư vào các nghiên cứu về công nghệ chống lão hóa.
Jeff Bezos và Peter Thiel đã cùng đầu tư vào Unity Biotechnology, một công ty công nghệ sinh học khác có trụ sở tại San Francisco chuyên nghiên cứu về "tế bào già", với ý tưởng phát triển các loại thuốc biến đổi để làm chậm, ngăn chặn quá trình lão hóa và chống lại các bệnh do tuổi già.
Thiel cũng đã đầu tư vào một công ty khởi nghiệp có tên Ambrosia, hiện đang nghiên cứu về phương pháp chống lão hóa bằng tế bào máu.
Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg và vợ Priscilla Chan, thông qua quỹ từ thiện mang tên của hai người, đã treo giải thưởng hàng năm trị giá 3 triệu USD cho các nhà khoa học tạo ra những tiến bộ mang tính đột phá nhằm kéo dài tuổi thọ con người.
Trong một bài trả lời phỏng vấn vào năm 2015, Mark Zuckerberg đã bày tỏ sự thích thú với ý tưởng có thể kéo dài cuộc sống mãi mãi.
"Tôi rất thích thú với những câu hỏi về con người. Điều gì có thể giúp chúng ta sống mãi mãi? Làm sao để chữa được toàn bộ bệnh tật? Bộ não hoạt động như thế nào? Làm sao để tăng sức mạnh để giúp con người có thể học hỏi nhiều hơn hàng triệu lần?", Mark Zuckerberg chia sẻ trong một bài phỏng vấn vào năm 2015.
Tỷ phú Larry Ellison, nhà sáng lập hãng phần mềm Oracle, cũng đã đầu tư ít nhất 370 triệu vào các nghiên cứu công nghệ chống lão hóa. Hai nhà sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page cũng đã đầu tư một số tiền lớn để giúp Calico, một công ty khởi nghiệp về công nghệ sinh học chuyên nghiên cứu công nghệ chống lão hóa và các căn bệnh về tuổi già.
Nói cách khác, dường như Elon Musk là một trong số ít những tỷ phú không quan tâm, thậm chí chống lại những công nghệ chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
"Tôi chắc chắn rằng muốn duy trì sức khỏe tốt trong một thời gian dài hơn, nhưng tôi không sợ chết. Tôi nghĩ rằng cái chết sẽ đến như một sự giải thoát", Elon Musk chia sẻ.
(Theo Dân Trí, CNBC/Insider)
Dự kiến thử nghiệm lâm sàng trên người đầu tiên của Neuralink sẽ được thực hiện trong năm nay.