Có được bồi thường khi mua phải đất tranh chấp_ty so porto
Tôi mua một mảnh đất của ông A,óđượcbồithườngkhimuaphảiđấttranhchấty so porto được Sở Tài nguyên và môi trường cấp GCNQSDĐ. Mảnh đất này trước đây ông A mua của ông B. Ông B nhận thừa kế đất từ cha mẹ.
Nay tôi vừa khởi công xây dựng nhà trên mảnh đất thì phía ông B không cho với lý do, ông B đang lập thủ tục tranh chấp QSDĐ vì lúc thừa kế, UBND xã làm thủ tục sai quy định.
Xin hỏi nếu Tòa án thụ lý sự việc thì thửa đất tôi đã mua có bị thu hồi hay không? Nếu bị thu hồi tôi có được đền bù không?
Ảnh minh họa |
Luật sư trả lời:
Theo như bạn trình bày ở trên, có thể thấy mảnh đất đang được tranh chấp đang thuộc quyền sở hữu của bạn do mảnh đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bạn nhận chuyển nhượng lại. Tuy nhiên, do thông tin bạn cung cấp chưa rõ và chưa có hồ sơ của mảnh đất nên luật sư tư vấn chung như sau:
Người ngay tình tham gia giao dịch được bảo vệ theo quy định chung của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Đất đai năm 2013. Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
Căn cứ quy định trên trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
Trong quá trình vụ án đang xét xử thì cần căn cứ vào hồ sơ vụ án, chứng cứ chứng minh nên bạn cần đợi phán quyết của Toà. Bạn cũng cần cung cấp chứng cứ chứng minh cho giao dịch đã được chuyển cho bên thứ ba ngay tình.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Làm thế nào kiện tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Tôi cho một người vay 80 triệu đồng, lãi suất 5%/tháng. Người này trả lãi đúng hẹn được một thời gian thì dừng lại và có ý định trốn đi nơi khác.