Cần nhiều “người thầy” đến từ doanh nghiệp_ketqua.net vn

Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Việt Hương,ầnnhiềungườithầyđếntừdoanhnghiệketqua.net vn Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tại tọa đàm: “Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và người đào tạo là người của doanh nghiệp” diễn ra ngày 16/11.

Chương trình do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp phối hợp các bên liên quan tổ chức, nhằm lắng nghe ý kiến các chuyên gia về giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và mô hình kết hợp với các doanh nghiệp.

{keywords}
 

Tại tọa đàm, ông Trần Minh Thịnh, Vụ trưởng Vụ Nhà giáo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, hiện, cả nước có gần 84 nghìn nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở GDNN. Chất lượng nhà giáo GDNN từng bước được nâng lên cả về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và năng lực sư phạm: 100% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ đào tạo; trên 92% nhà giáo đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm; khoảng 70% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề để dạy thực hành.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh, chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN vẫn còn nhiều bất cập như: Trình độ kỹ năng nghề của nhà giáo nhìn chung còn hạn chế, tỷ lệ nhà giáo vừa dạy được lý thuyết vừa dạy được thực hành thấp (khoảng 51%); Kỹ năng phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy tiếp cận năng lực và yêu cầu chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19.

Nguyên nhân xuất phát từ nguồn lực đầu tư cho xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo còn hạn chế, chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để thu hút những người có trình độ cao, tay nghề giỏi tham gia vào GDNN.

{keywords}
Ông Trần Minh Thịnh, Vụ trưởng Vụ Nhà giáo, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp

Chia sẻ giải pháp tại chương trình, ông Bùi Thế Dũng, chuyên gia của GIZ khẳng định mô hình kết hợp mời chuyên gia, người đào tạo tại doanh nghiệp tham gia GDNN tại các trường nghề thật sự cần thiết, có ý nghĩa quan trọng. Điều này giúp người học có được kiến thức, kỹ năng và năng lực nghề vững vàng và có thể tham gia sản xuất kinh doanh ngay sau khi tốt nghiệp. Trong mô hình đào tạo kép này, nhà trường hoặc doanh nghiệp có thể đóng vai trò chủ đạo.

Đồng quan điểm, bà Vi Thị Hồng Minh, đại diện cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường là mối liên kết chặt chẽ, không thể thiếu trong GDNN hiện nay. 

“Hiện nay, nhiều doanh nghiệp áp dụng phương pháp đào tạo nghề rất đa dạng. Ví dụ như, đào tạo qua kèm cặp tại vị trí công việc cụ thể, có tới 70 – 80% doanh nghiệp, như dệt may, da giày, thuỷ sản,… Đồng thời, doanh nghiệp cũng hợp tác, tham gia giảng dạy GDNN, cũng như đào tạo nội bộ để người lao động có kỹ năng tham gia vào sản xuất nhanh nhất”, bà Minh cho hay.

Tuy nhiên, đề cập đến một số tồn tại, bà Minh cho hay, hiện, các quy định chính sách pháp luật liên quan đến GDNN và doanh nghiệp chưa thật sự rõ ràng, cơ chế, chính sách ưu đãi chưa hấp dẫn. Chưa có quy định cụ thể về các chế tài ràng buộc trách nhiệm của người lao động khi được doanh nghiệp đào tạo hoặc cử đi đào tạo ở nước ngoài và trách nhiệm sau khi đào tạo xong. Cùng đó là một số khó khăn trong thiếu thiết bị đào tạo, chương trình đào tạo chưa cập nhật,…

Một đại diện của Trường CĐ Cơ khí nông nghiệp cho rằng, việc doanh nghiệp tham gia vào xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo cũng giúp cho nhà trường tiếp cận gần nhất với nhu cầu thực tế. Doanh nghiệp sẽ không mất thời gian đào tạo cho người lao động khi tiếp nhận. Tuy nhiên, bài toán khó đặt ra là làm thế nào để thu hút doanh nghiệp tham gia vào GDNN, làm sao để doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích khi tham gia vào các hoạt động đào tạo của GDNN chứ không phải chỉ đơn thuần ràng buộc từ khung pháp lý.

{keywords}
 

Ông Louis Arsac, cố vấn của OIF cho rằng bên cạnh sung cơ chế cần có chính sách hỗ trợ hai chiều. "Ví dụ tại Pháp, các doanh nghiệp đều trích một phần ngân sách hỗ trợ cho việc đào tạo nghề. Đối với doanh nghiệp tuyển dụng người lao động trình độ thấp hay tham gia đào tạo nghề đều có cơ hội hưởng chính sách giảm thuế”.

Ông Bùi Thế Dũng, chuyên gia của GIZ, khẳng định cần có sự kết hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa doanh nghiệp và trường nghề khi thực hiện mô hình đào tạo kép về GDNN. Đồng thời cần xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn mềm dẻo quy định kiến thức, kỹ năng cho người đào tạo tại doanh nghiệp. Vì thế, đòi hỏi mỗi cơ sở GDNN phải xây dựng riêng cho mình những chiến lược, phương pháp cụ thể, đặc thù khi tiếp cận và phát triển quan hệ doanh nghiệp. 

Dù việc kết nối nhà trường với doanh nghiệp là nhiệm vụ khó khăn nhưng là yếu tố sống còn với GDNN không chỉ với Việt Nam mà ở hầu hết các nước. Một số giải pháp cần triển khai như hoàn thiện thể chế, chính sách ở cấp vĩ mô cũng như nâng cao chất lượng thể chế, phát triển và thực hiện dạy học của hai đối tượng chính nhà trường - doanh nghiệp ở cấp vi mô mà người đào tạo tại doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng, then chốt.

Khi các cơ sở đào tạo xác định rõ mục tiêu, nhu cầu của doanh nghiệp; đề xuất chương trình hợp tác hợp lý và linh hoạt trong công tác ngoại giao, thì doanh nghiệp sẽ nhận ra vai trò quan trọng của họ đối với sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp, với xã hội, nâng cao tinh thần hợp tác với các cơ sở GDNN vì chính mình.

{keywords}
Bà Nguyễn Việt Hương, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp.

Bà Nguyễn Việt Hương, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh: “Bên cạnh giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo thì hình thành và phát triển đội ngũ người đào tạo là người của doanh nghiệp để tham gia mạnh mẽ hơn, sâu hơn vào GDNN là giải pháp trọng tâm được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ưu tiên, chú trọng trong giai đoạn 2021-2030”.

Kết luận tọa đàm, ông Trần Minh Thịnh, Vụ trưởng Vụ Nhà giáo cho hay: “Để phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN và người đào tạo là người của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới 2021-2030 cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện cơ chế chính sách, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng toàn diện, đặc biệt cần đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế trong việc tạo thuận lợi cho trao đổi chuyên gia, nhà giáo GDNN và chia sẻ kinh nghiệm phát triển đội ngũ giữa các cơ quan, tổ chức hợp tác quốc tế”.

Hải Nguyên - Ngọc Linh

Cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số bài bản cho giáo dục nghề nghiệp

Cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số bài bản cho giáo dục nghề nghiệp

Việc phát triển, nâng cao năng lực, tăng cường áp dụng kỹ thuật công nghệ trong giảng dạy của đội ngũ nhà giáo và người đào tạo gắn liền với nhu cầu thực tế là rất cần thiết.