Ngày 25/11,àsánglậpmạngtoàncầucôngbốbộquytắcngănlạmdụtrận bóng đá trực tiếp người sáng lập mạng lưới toàn cầu (Web-www) Tim Berners-Lee đã công bố một bộ quy tắc đầy tham vọng, nhằm ngăn chặn tình trạng các tổ chức, công ty và cá nhân "lạm dụng" web cho các mục đích sai trái. Bộ quy tắc mang tên "Contract for the Web" được công bố đúng 30 năm mạng kết nối Web ra đời và phát triển vượt bậc như ngày nay, nhưng cũng mang đến nhiều rắc rối khó lường.
Bộ quy tắc giám sát trực tuyến bao gồm các quyền và nghĩa vụ trên mạng Internet, được xây dựng để các chính phủ và các doanh nghiệp cam kết sáng tạo và chia sẻ kiến thức một cách tự do, đúng với tinh thần khi mạng lưới toàn cầu ra đời và tạo ra sự thay đổi lớn trong hoạt động kết nối Internet trong suốt 30 năm qua.
Người sáng lập mạng lưới toàn cầu (Web-www) Tim Berners-Lee. Nguồn: Elon University |
Từ năm 2018, nhà khoa học máy tính Berners-Lee đã phối hợp với hàng chục chuyên gia và thành viên cộng đồng để xây dựng bộ quy tắc và gọi đây là lộ trình xây dựng một mạng lưới kết nối tốt đẹp hơn, tuy nhiên, bộ quy tắc này không có ràng buộc.
"Contract for the Web" được công bố trước thềm Diễn đàn Quản lý Internet của Liên hợp quốc diễn ra tại Berlin (Đức). Sự kiện này kéo dài 4 ngày với sự tham gia của các quan chức chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Trả lời phỏng vấn, ông Berners-Lee cho biết đây là lần đầu tiên mạng kết nối web có bộ quy tắc riêng, trong đó mọi trách nhiệm đều được chia sẻ. Theo ông, nếu không cùng nhau hành động vào lúc này để ngăn chặn những đối tượng có mưu đồ lợi dụng, chia rẽ và hạ thấp mạng web, thì thế giới sẽ đứng trước nguy cơ lãng phí tiềm năng phát triển vì mục đích tốt đẹp của mạng kết nối này.
Bộ quy tắc này đề xuất một khung bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân được xác định rõ trong luật quốc gia, qua đó giúp các cá nhân giám sát hiệu quả hơn những dữ liệu liên quan tới mình được các tổ chức thu thập.
Ông cũng kêu gọi chính phủ các nước siết chặt luật và quy định, các công ty đảm bảo theo đuổi lợi nhuận mà không vi phạm các quyền của cộng đồng. Người dân cũng cần thực hiện nhiệm vụ giám sát, yêu cầu tôn trọng quyền kỹ thuật số và hỗ trợ thúc đẩy môi trường thảo luận trực tuyến lành mạnh.
Hơn 150 tổ chức, trong đó có các hãng công nghệ lớn như Google, Microsoft, Facebook và Reddit cùng một số tổ chức có lợi ích đã ủng hộ bộ quy tắc này. Đây đều là những nền tảng đang là tâm điểm chỉ trích vì mô hình kinh doanh thu thập dữ liệu và thuật toán nhạy cảm khiến mạng trực tuyến trở nên thiếu an toàn. Cùng với đó, chính phủ các quốc gia như Pháp, Đức và Ghana cũng như hàng nghìn cá nhân đã cam kết tuân thủ bộ quy tắc này.
Nhà khoa học Berners-Lee lần đầu tiên giới thiệu mạng web khi ông còn làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), với mục đích ban đầu là tạo ra cách thức cho các nhà khoa học trên toàn thế giới chia sẻ thông tin về các nghiên cứu của mình.
Những năm vừa qua, "cha đẻ" của mạng web ngày càng lo ngại trước tình trạng lạm dụng công nghệ trong các lĩnh vực xã hội, kinh doanh và chính trị. Quỹ WWW do ông đứng đầu đặc biệt nhấn mạnh tình trạng bắt nạt trên mạng Internet, lạm dụng các trang web để thao túng thông tin truyền thông, lan truyền thông tin giả mạo vì mục đích chính trị.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tiếp cận mạng ở các nền kinh tế mới nổi thấp hơn nhiều ở các quốc gia phát triển. Khoảng 46% người dân toàn thế giới chưa được tiếp cận Internet. Cùng với việc xây dựng bộ quy tắc kể trên, ông cũng nhắm tới mục tiêu phát triển công nghệ để giải quyết các vấn đề mạng với việc triển khai phát triển nền tảng "Solid", cho người dùng quyền kiểm soát dữ liệu của chính mỉnh.
Theo TTXVN
Huawei, ZTE gánh thêm đòn cấm: Nước Mỹ cũng loay hoay
Mỹ tung sức ép lên Huawei, ZTE, công ty Mỹ chịu thiệt vì đã phụ thuộc vào các sản phẩm của Trung Quốc.