Hàng ngày,ênvềquêchăndêlàmgiàuchocảngôilàthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá thanh đảo hainiu cứ khoảng 7h, ngôi làng nhỏ Dương Thành, thị trấn Mỹ Thành, thành phố Kiến Đức, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) lại vang lên một giai điệu quen thuộc của một chàng trai thong dong bước vào trang trại sâu trong núi.
Lý Quốc Tường đã gắn bó với vùng nông thôn được 28 năm kể từ khi anh trở về quê hương chăm đàn dê sau khi tốt nghiệp đại học.
"Vì sao lại về quê? Đó là câu hỏi thường trực tôi nhận được. Đương nhiên là bởi vì quê hương tốt, có núi, có sông và cả những con người tốt". Lý Quốc Tường cười nói, ôm chú dê mang tên Tiểu Hắc Tử của mình, theo Quang Minh Nhật Báo.
Thời gian quay ngược trở lại năm 1996. Khi đó, Quốc Tường vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành nông nghiệp. Với sự gần gũi, thân thuộc với đất đai và tình yêu thiên nhiên quê hương, anh đã đưa 5 con dê về quê chăn nuôi, bất chấp sự phản đối của gia đình, đặc biệt là bà nội. Dưới những cặp mắt hoài nghi đổ dồn của cả dân làng, chàng nam sinh ngành nông nghiệp bắt đầu con đường khởi nghiệp đầy gian nan.
Quốc Tường ứng dụng những kiến thức và kỹ năng học được trên giảng đường đại học. Thời gian trôi qua, đàn dê của anh mỗi ngày một đông hơn và Quốc Tường cũng tích lũy được nhiều kỹ thuật chăn nuôi, trở thành ông chủ nông trại có tiếng ở địa phương.
“Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia nông nghiệp, tôi bắt đầu tăng cường nỗ lực quản lý hàng ngày như phòng chống dịch bệnh và khử trùng, dọn dẹp cơ sở cải tạo chuồng, giới thiệu giống mới để cải thiện giống dê địa phương. Con đường chăn nuôi đang dần đi đúng hướng", Lý Quốc Tường nói.
Chàng trai không chỉ nghĩ cho riêng mình mà còn muốn phát triển quê hương. Năm 2010, Quốc Tường thành lập công ty. Anh đã thương lượng để thuê xưởng chè cũ không dùng thuộc quyền sở hữu của tập thể làng làm trang trại nuôi dê, đồng thời tạo công việc cho hơn 200 hộ gia đình trong làng.
Không chỉ chăn dê, Quốc Tường còn bắt đầu cải tạo đất và trồng trọt. Trồng vườn cây ăn trái trên nhiều mẫu đất rừng và trồng xen kẽ với đồng cỏ không chỉ giúp thu nhập của dân làng tăng thêm 500.000 NDT (khoảng 1,79 tỷ đồng)/năm mà còn thúc đẩy người dân dấn thân vào con đường kinh tế đổi đời.
Trong quá trình này, Lý Quốc Tường đã tích cực tìm hiểu mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi kết hợp tái chế và liên tiếp nhận được nhiều bằng sáng chế. Tuy nhiên, khi quy mô chăn nuôi ngày càng mở rộng, anh quyết định quay trở lại lớp học.
“Kinh nghiệm kỹ thuật tích lũy trước đây không còn đáp ứng được nhu cầu. Chỉ bằng cách không ngừng học hỏi kiến thức và công nghệ mới, chúng ta mới có thể trở thành một nông dân mới theo kịp thời đại”.
Năm 2020, anh được nhận vào trường Cao đẳng Nông học Chiết Giang. Hai năm sau, khi giành được danh hiệu sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, Lý Quốc Tường cũng được giữ lại làm giảng viên dạy môn Khởi nghiệp và là giảng viên bán thời gian tại Trường Nông nghiệp thuộc Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Kim Hoa.
Quốc Tường cũng thành lập một nhóm khởi nghiệp cùng các bạn cùng lớp và tham gia nhiều cuộc thi đổi mới và nhận được nhiều giải thưởng. Trang trại của anh cũng đã trở thành địa điểm thực tập cho sinh viên đại học.
Trong 28 năm cuộc đời “chăn dê”, Lý Quốc Tường luôn cảm thấy thôi thúc mong muốn cống hiến với mảnh đất quê hương.
“Nếu không có những chính sách tốt và sự hỗ trợ từ quê hương, tôi sẽ không có được ngày hôm nay. Vì vậy, tôi dùng kinh nghiệm kỹ thuật của mình để giúp dân làng hướng tới sự thịnh vượng chung và cống hiến cho quê hương để xây dựng nông thôn mới. Đó là điều tôi nên làm”, Lý Quốc Tường nói.
Tử Huy
Chuyện cử nhân ngành Văn học về quê chăn nuôi gây tranh cãiTRUNG QUỐC - Câu chuyện nữ cử nhân 26 tuổi, tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ và Văn học Trung Quốc về quê chăn nuôi thời gian qua, nhận được sự quan tâm của dư luận nước này.