Hạ đường huyết không đơn giản như bạn nghĩ_bxh bđ đức

Ai cũng có thể bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp. Do đường chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho cơ thể nên ban đầu người bị hạ đường huyết thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Sau đó,ạđườnghuyếtkhôngđơngiảnnhưbạnnghĩbxh bđ đức các biểu hiện nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện như run rẩy, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi; tim đập nhanh, thị lực giảm, cáu gắt và da tái nhợt… Trong trường hợp đường huyết giảm đột ngột sẽ gây ngất xỉu.

Các dấu hiệu suy giảm thần kinh như lú lẫn cấp tính, kích động mạnh, có dấu hiệu liệt nửa người (giả đột quỵ) hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú cũng có thể xảy ra. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể xuất hiện các cơn co giật, liên tục hoặc ngắt quãng, rối loạn ý thức nặng, thậm chí hôn mê sâu, hôn mê kéo dài (phù não) hoặc di chứng tinh thần kinh vĩnh viễn (bệnh não sau cơn hạ đường huyết).

Một số triệu chứng có thể gặp nếu bị hạ đường huyết. Ảnh: Cục Quản lý khám chữa bệnh

Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, song đặc biệt phổ biến ở các bệnh nhân mắc đái tháo đường. Dùng quá nhiều thuốc (đặc biệt là các loại thuốc có nguy cơ cao như sulfonylure hoặc insulin), bỏ bữa, ăn không đủ hoặc tập thể dục nhiều hơn bình thường có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp ở các bệnh nhân này.

Với người bình thường, không ăn uống, nhịn đói kéo dài, uống rượu nhiều, vận động quá sức... có thể dẫn đến hạ đường huyết.

Cẩn trọng với hạ đường huyết vô thức

Theo thời gian, các đợt tụt đường huyết lặp đi lặp lại có thể dẫn đến hạ đường huyết vô thức, nghĩa là hạ đường huyết không được nhận biết. Cơ thể và não không còn tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu thấp, như run rẩy, nhịp tim nhanh.

Khi tình trạng này xảy ra, bệnh nhân có nguy cơ tụt đường huyết nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, hạ đường huyết xảy ra ban đêm, ở người già, nếu không phát hiện cũng có thể gây hậu quả nặng nề. 

Những tác động gián tiếp của biến cố này cũng có ảnh hưởng rất lớn. Những cơn hạ đường huyết nặng gây tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống. Tâm lý lo sợ quá liều thuốc có thể khiến một số bệnh nhân tự ý cắt giảm liều và cắt giảm thuốc, không duy trì tuân thủ điều trị, dẫn tới việc không đảm bảo mục tiêu điều trị. Thậm chí, những nỗi lo này còn lan truyền tới người nhà, người chăm sóc cho bệnh nhân và toàn xã hội. Nhìn một cách tổng thể, khi hạ đường huyết xảy ra, người bệnh sẽ không thể đi làm và giảm năng suất lao động và gây ra hao phí rất lớn.

Để giảm thiểu được các tác động ở trên, bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý:

- Không nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác…

- Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp đối với từng người theo tư vấn của bác sĩ điều trị để đảm bảo sức khỏe. 

- Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.

- Chuẩn bị sẵn một số sản phẩm có đường như kẹo, bánh, chocolate, nước ngọt có đường… trong túi, trong cặp để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay.

- Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh. Nếu như tình trạng hạ đường huyết xảy ra thường xuyên, có thể trao đổi với bác sĩ để được chuyển sang các loại thuốc có ít nguy cơ hơn.

Tiến sĩ Kiều Thị Tuyết Mai, Trường Đại học Dược Hà Nội

Tác dụng của trà, cà phê với bệnh tiểu đường

Tác dụng của trà, cà phê với bệnh tiểu đường

Nghiên cứu mới cho thấy bệnh nhân tiểu đường loại 2 có thể giảm 25% nguy cơ tử vong sớm nếu thường xuyên uống cà phê, trà hoặc nước lọc.