Tôi kết hôn được 6 năm,áthiệnvợxemtrộmvítiềntôibậtcườikhibiếtlývl 88 net có một con trai kháu khỉnh. Cuộc sống của chúng tôi trôi qua khá êm đềm. Nhờ vợ khéo vun vén, gia đình không rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau.
Lúc mới cưới, chúng tôi không được như hiện tại. Một tháng có 30 ngày thì hết 18 ngày vợ chồng cãi nhau. Nguyên nhân của những lần to tiếng đều xuất phát từ chuyện tiền nong.
Khi đó, tôi không đồng ý để vợ xem ví tiền và tài khoản ngân hàng của mình. Tôi chỉ góp một nửa lương. Số còn lại tôi tự quản lý, không ai được phép can thiệp, ý kiến.
Thực tình, tôi không hiểu tại sao vợ cứ khăng khăng đòi xem ví tiền, xin mật khẩu tài khoản ngân hàng của chồng. Dù một nửa lương của tôi đưa đã đủ cho cô ấy tiêu xài cá nhân và quán xuyến chuyện nhà.
Lúc chưa vợ, tôi đi làm và tự quản lý tiền nong rất ổn. Mẹ tôi không bao giờ can thiệp hay có ý giữ hộ.
Là đàn ông, tôi thường ra ngoài làm việc, đôi lúc gặp gỡ khách hàng bất ngờ. Chẳng lẽ, mỗi lần như thế, tôi đều phải ngửa tay xin tiền vợ hoặc nhắn vợ chuyển khoản cho mình.
Khi xác định cưới, tôi đã nói rõ quan điểm về chuyện quản lý tài chính trong gia đình. Lúc đó, tôi và vợ thỏa thuận một nửa lương góp vào quỹ chung, nửa còn lại mạnh ai nấy giữ để tiêu xài.
Vậy mà, sau cưới, cô ấy quyết liệt, đòi hỏi phải được xem ví tiền và biết mật khẩu tài khoản ngân hàng của tôi. Sự thay đổi của vợ khiến tôi có cảm giác mình bị lừa. Những thỏa thuận trước đây đều vô ích.
Nghĩ mình bị lừa, tôi chưa bao giờ đồng ý ngồi xuống, lắng nghe vợ giải thích. Tôi tin chắc những thỏa hiệp, nhường nhịn trong thời gian vợ chồng son sẽ gây bất lợi cho mình về sau.
Dù rất yêu vợ nhưng tôi cố tỏ ra lạnh nhạt để cô ấy nhìn nhận cái sai mà thay đổi. Nhưng, tôi không ngờ vợ vẫn tìm mọi cách để xem trộm ví tiền của chồng.
Lần đó, tôi định đi tắm nhưng vào nhà tắm thì phát hiện mình quên chưa lấy khăn. Lúc quay trở vào phòng ngủ, lấy khăn tắm, tôi thấy vợ đang cầm ví tiền của mình.
Thấy chồng, vợ tôi giật thót, đánh rơi chiếc ví xuống sàn nhà. Cô ấy ngượng ngùng, rồi bỗng dưng bật khóc như đứa trẻ.
Tôi đang nổi nóng, định mắng vợ thì khựng lại, bối rối. Từ vị trí nạn nhân, tôi phải quay sang dỗ dành, khuyên vợ bình tĩnh.
Nằm gọn trong vòng tay tôi, vợ thủ thỉ: “Em không phải muốn giữ hết tiền của anh. Em chỉ muốn biết anh có bao nhiêu tiền, dùng tiền vào việc gì thôi. Anh đẹp trai, nhiều tiền. Em sợ mất anh lắm”.
Vợ vừa nói hết câu, tôi không thể nhịn được cười. Tôi cười cái suy nghĩ ngốc nghếch, đáng yêu của vợ.
Tuy nhiên, sau nụ cười sảng khoái, tôi nhận ra mình chưa đủ tinh tế để thấu hiểu tâm lý của bạn đời. Tôi khiến vợ mình lo lắng, hoài nghi về sự chung thủy của chồng.
Tôi cấm cản, không cho vợ xem ví tiền, tài khoản ngân hàng thì chỉ khiến cô ấy càng thêm bất an.
Tôi cứ nghĩ đưa cho vợ đủ tiền tiêu xài là có quyền “yêu cầu sự riêng tư” về mặt tài chính. Thực sự, đó là quan niệm sai lầm mà tôi phải để vợ nói ra mới thấu hiểu. Sau lần đó, tôi luôn vui vẻ đưa ví tiền và chia sẻ mật khẩu tài khoản ngân hàng với vợ.
Nhìn cái cách vợ hồn nhiên xem ví tiền, tròn mắt khi thấy số dư trong tài khoản ngân hàng, tôi chợt nhận ra: “Cho người khác cảm giác an toàn thì đó cũng là một dạng của hạnh phúc”.
Dù tôi có rất nhiều tiền trong thẻ ngân hàng nhưng mấy năm qua, vợ có thói quen lén bỏ tiền vào ví của tôi.
Tôi hỏi lý do thì cô ấy bảo: “Em thích nhìn khoảnh khắc anh bất ngờ hoặc vò đầu bứt tóc cố nhớ xem tại sao ví có thêm tiền”.
Thực ra, khi ví của tôi còn ít tiền, cô ấy mới bỏ thêm. Có lẽ, cô ấy lo tôi đi ra ngoài gặp sự cố bất ngờ, phải có tiền mặt để xoay xở.
Mỗi lần mở ví, thấy có thêm vài tờ tiền của vợ lén bỏ vào, tôi mỉm cười hạnh phúc.
Độc giả Hoài Nam
Theo truyền thống gia đình ở Việt Nam, vợ thường nắm “tay hòm chìa khóa”. Nhưng ngày nay, các cặp vợ chồng trẻ đã có những suy nghĩ khác. Người vợ không còn giữ phần lớn thu nhập của chồng, mà chỉ đề nghị đóng góp một phần đủ để chi tiêu trong nhà. Người chồng có thể giữ và tự quản lý phần còn lại. Nhiều người cho rằng cách đóng góp này cho thấy phụ nữ hiện đại không còn phải phụ thuộc tài chính vào người chồng. Ngược lại, người chồng cũng cần phải san sẻ gánh nặng việc nhà với người vợ. Đó cũng là cách thể hiện rõ ràng nhất sự công bằng và bình đẳng giới trong quan hệ gia đình hiện đại. Bạn có ý kiến như thế nào về quan điểm này? Hãy gửi câu chuyện về cách đóng góp tài chính của gia đình vào email: [email protected]. |