'Hà Nội, TP HCM ùn tắc vì xe máy nhiều nhưng làn đường nhỏ'_giải hạng nhất thổ nhĩ kỳ
Nói về câu chuyện ùn tắc giao thông tại nội đô Hà Nội và TP HCM,àNộiTPHCMùntắcvì xemáynhiềunhưnglànđườngnhỏgiải hạng nhất thổ nhĩ kỳ đã có nhiều nguyên nhân được nếu ra như đường nhỏ, xây dựng nhiều chung cư, sau đó là ý thức người tham gia giao thông, nên tôi xin phép không đi sâu. Nhưng chúng ta hãy nhìn lại một chút từ những năm cuối thập niên 90, đầu những năm 2000 đến nay để thấy rõ thực trang giao thông ở nước ta đang ở đâu?
"Không đâu nhiều xe máy như Việt Nam", và đến bây giờ, tỷ lệ người đi xe máy vẫn rất lớn. Bình quân mỗi ngày, thành phố có khoảng 221 ôtô và 804 môtô đăng ký mới. Hiện, thành phố đang quản lý 8,7 triệu phương tiện, trong đó có hơn 850 ngàn ôtô và gần 7,8 triệu môtô. Như vậy, tỷ lệ xe máy đang áp đảo so với các phương tiện giao thông khác. Tức là, bài toán ở đây chống ùn tác giao thông trong nội đô thực chất là giải quyết vấn đề quá tải xe máy.
Từ giờ tới lúc đó, chúng ta phải tìm cách xoay xở trong bối cảnh hiện tại. Có thể dễ dàng nhận thấy một bất cập trong hạ tầng đô thị nội đô là phần làn đường dành cho ôtô rất lớn mà phần làn đường cho xe máy lại rất nhỏ. Với kinh phí hạn hẹp, chúng ta vẫn xây cầu vượt cho cả ôtô và xe máy với số lượng rất ít, không đáp ứng được nhu cầu. Phải chăng, chúng ta đang làm ngược?
Một thành phố có số lượng xe máy nhiều gấp tám lần ôtô nhưng chúng ta vẫn chỉ dành cho phương tiện này một làn đường thực sự rất ít. Thói quen lái xe theo kiểu "điền vào chỗ trống" rất phổ biến ở ta cũng góp phần rất lớn vào tình trạng ùn tắc giao thông. Vậy giải pháp ở đây là gì?
>> 'Không thể đổ thừa nhà cao tầng gây kẹt xe'
Chúng ta cần ưu tiên giải quyết vấn đề quá tải lưu lượng xe máy tham gia giao thông trước để tránh ùn tắc. Nhiệm vụ đầu tiên chính là phải phân làn xe lại cho hợp lý. Theo tôi, xe máy phải được ưu tiên phần đường rộng hơn nữa. Thứ hai, chúng ta thấy rằng, với điều kiện nội đô (đường nhỏ hẹp), việc xây dựng cầu vượt cũng nên thay đổi đối tượng ưu tiên.
Thay vì dùng 700 đến 1.000 tỷ đồng để xây một cầu vượt dành cho ôtô và xe máy cùng đi, tại sao chúng ta không ưu tiên xây nhiều cầu vượt cho xe máy với giá rẻ hơn hàng chục lần để tăng số lượng cầu vượt giao thông lên. Với hai cầu vượt hai bên đường cho xe máy và làn giữa dành cho ôtô, tại các nút giao xe máy vẫn lưu thông khi đèn đỏ nhờ cầu vượt, còn ôtô dừng chờ đèn chuyển xanh, như vậy sẽ tránh tình trạng ùn tắc tại các nút giao vào giờ cao điểm.
Thử tưởng tượng, đi xe máy từ cơ quan về nhà mà không phải dừng chờ một đèn đỏ nào thì giao thông thuận tiện đến đâu? Hãy thí điểm các tuyến đường chính trước sau đó nhân rộng ra các tuyến đường khác. Còn với bài toán ôtô thì sao? Với điều kiện đường nhỏ và với kinh phí hạn hẹp, chưa xây được nhiều cầu vượt và giao thông công cộng chưa phát triển, chúng ta chưa nên khuyến khích phổ biến ôtô trong nội đô.
Theo tôi, tại các điểm ngõ thủ đô, nên xây các trạm thu phí không dừng dành cho ôtô với một mức phí phù hợp. Bên cạnh đó, chúng ta dần hoàn thiện các loại hình giao thông công cộng để tiến tới thay thế các phương tiện giao thông cá nhân. Như vậy, nếu biết cân đối điều tiết giữa các loại hình phương tiện giao thông, tôi tin chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết bài toán ùn tắc giao thông nội đô muốn cách căn bản.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.