Mua hàng trên mạng toàn cầu_lich bong đa anh

Mua hàng trên mạng toàn cầu

Ngày xuân,àngtrênmạngtoàncầlich bong đa anh các bạn có thể ngồi nhà truy cập mạng, chọn một vài món đồ ưa thích tặng người thân. Một điều đáng tiếc là việc này thực hiện bằng con đường “quốc tế” (mua bán trên mạng quốc tế, thanh toán bằng thẻ quốc tế) dễ dàng và phong phú hơn so với các giao dịch điện tử tương tự tại Việt Nam...

Mua bán trên mạng

Từ lâu, tôi đã mua sách trên trang amazon.com và thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng. Vài năm trước, chỉ số ít ngân hàng cho đăng ký làm thẻ thanh toán quốc tế như VISA, Master..., còn nay thì việc có thẻ khá dễ dàng, đặc biệt là thẻ trả trước (debit card). Để tham gia giao dịch trên mạng, chỉ cần ra phòng giao dịch ngân hàng, chẳng hạn Vietcombank, ACB... đăng ký làm thẻ và nộp tiền Việt vào đó là có thể dùng thẻ này thanh toán. Việc thanh toán bằng các loại ngoại tệ khác sẽ quy đổi thành tiền Việt Nam rồi trừ dần vào số tiền có sẵn trong thẻ, đến khi nào thẻ hết tiền thì lại nạp tiếp. Ngoài amazon.com, còn vô số giao dịch trên mạng cho phép dùng thẻ để thanh toán trên phạm vi toàn cầu theo mô hình người mua vào một trang web đặt hàng, trả tiền và chờ nhận hàng.

Những mạng mua bán dạng đấu giá với đủ các loại hàng hóa, đủ các loại giá như eBay, có vô vàn người bán và người mua khác nhau thì vấn đề thanh toán sẽ phức tạp hơn. Có nhiều e ngại là không đủ tin cậy để người mua trả tiền trực tiếp cho người bán và người bán cũng e ngại không muốn chuyển hàng khi chưa nhận được tiền của nguời mua. Năm 2005, tôi đã từng đăng ký một account trên eBay, đấu giá mua một số món đồ nhỏ nhưng khi thanh toán thì bị thông báo: “Không chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng Việt Nam” – thế là tắc! Hiện còn khá nhiều website bán hàng trên mạng không có tên nước Việt Nam trong danh sách các nước được phép trả tiền bằng thẻ, cho nên muốn trả tiền cũng không thể hoàn tất thủ tục thanh toán được. Việt Nam cũng bị loại ra khỏi khá nhiều cuộc chơi “thương mại điện tử” quy mô toàn cầu hiện nay và tên Việt Nam đã đưa vào sổ đen bởi phát hiện ra nhiều trường hợp mua bán sử dụng “số thẻ tín dụng chùa” có IP từ Việt Nam.

Kiểm tra người mua

Các website mua bán phức tạp như eBay có khá nhiều biện pháp để xác thực người mua. Năm 2007, khi eBay triển khai hoạt động tại Việt Nam, tôi đã đăng ký lại account mới và cũng quên luôn account cũ của mình trước đó. Thế là sinh chuyện…

Giao dịch với Account mới được vài phiên, eBay thông báo khóa account của tôi, đồng thời hủy tất cả các giao dịch đang tiến hành với lý do... tôi là khách hàng “có vấn đề”. Khi hỏi lại thì được eBay thông báo 2 năm trước, tôi đã dùng account khác, tham gia đấu giá, trúng thầu nhưng không hoàn tất thủ tục thanh toán, để cho người mua khiếu nại. Không có gì gian lận ở đây vì như trên đã nói, tôi trúng thầu, nhưng không thể thanh toán được, và tất nhiên người bán không chuyển hàng vì không nhận được tiền. Vấn đề là eBay phát hiện 2 account, cũ và mới của tôi, có số điện thoại được khai báo giống nhau. Mất một tuần để giải thích và để bộ phận dịch vụ tại eBay kiểm tra chán chê. Cuối cùng eBay cũng chịu chấp nhận mở khóa để tôi dùng account mới của mình kèm theo là… lời xin lỗi lịch sự.

Kiểm tra tiếp

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, đang giao dịch bình thường, bỗng nhiên eBay lại thông báo tạm ngưng để làm thủ tục kiếm tra (hình 1), nhằm mục tiêu bảo vệ account khỏi bị người khác sử dụng (do lộ mật mã chẳng hạn).