Đồng muối Hòn Khói là khu vực sản xuất muối lớn nhất trong cả nước. Chiếm một diện tích khá lớn tại các phường Ninh Diêm,ỗibuồntrêncánhđồngmuốiHònKhóisaunăkèo bóng hom nay Ninh Hải, Ninh Thủy và xã Ninh Thọ (TX Ninh Hòa, Khánh Hòa), đồng muối Hòn Khói ngày nay buồn hiu hắt...
Nỗi nhớ một thời
Chúng tôi rời nơi đây vào những năm cuối thập niên 1980. Trước đây, đi trên tỉnh lộ 1 từ Bình Sơn đến Phú Thọ, 2 bên đường những cánh đồng muối chạy dài bất tận. Qua khỏi cầu Treo, bên trái là 2 "núi" muối cao sừng sững lúc nào cũng có người làm và xe cộ ra vào tấp nập.
Trên đồng muối vào những ngày nắng gắt, có ruộng đang thu hoạch nhộn nhịp, có ruộng chưa đến thời điểm vẫn có người dạo quanh thăm ruộng.
Một ruộng muối sản xuất theo cách cổ điển "hồ, chứa, chịu, ăn" còn sót lại ở Cồn Nhãn |
Các đơn vị sản xuất thời bấy giờ, có Công trường muối Hòn Khói, xí nghiệp muối Diêm Hải, HTX sản xuất muối 1/5 lúc nào cũng tất bật. Trên ruộng, bạn cào, bạn gánh cười nói vui đùa náo nhiệt.
Chúng tôi rẽ vào con đường mòn phía trái cầu Treo. Một cụ già đang ngồi câu cá thấy chúng tôi là người lạ mặt đi vào bèn hỏi: 'Anh vào tìm ai?". "Chúng tôi muốn vào thăm đồng một chút. Xưa kia tôi ở đây giờ trở lại thấy khác quá". Nghe nói, ông bật cười: "Khác là phải. Có cái gì mà vĩnh cữu trên cõi đời này đâu".
"Tôi là con thứ năm, anh cứ gọi tôi là ông Năm là được rồi. Trước đây tôi 'coi nước' cho một thửa ruộng của HTX. Nay già rồi về nghỉ cho khỏe thôi", ông nói với tôi.
Đóng muối chờ chuyển đi |
Ông Năm tuổi đã ngoài 80 nhưng vẫn còn tráng kiện. Những người lao động ở nông thôn thường có được sức khỏe tốt. Theo lời ông, trước đây ông làm "coi nước" cho một thửa ruộng của HTX. "Coi nước" là người có trách nhiệm cao nhất trong thửa ruộng, có quyền quản lý 5 -7 bạn cào, hàng chục bạn gánh.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của "coi nước" là theo dõi độ kết tinh của muối để có quyết định chính xác ngày cào, ngày thay nước. Năng suất của ruộng cao hay thấp tùy thuộc vào năng lực và trình độ của người "coi nước".
"Ông Năm ơi, sao ngành muối của mình dạo này buồn quá vậy?", chúng tôi hỏi. Ông nói: "Sao không buồn được?. Anh nhìn phía đàng kia, còn nhớ 2 đống muối cao như núi không?
Hàng năm, sau mỗi đợt thu hoạch muối được đưa về đây vun lên thành đống. Mỗi đống muối cao vài chục mét dài cả trăm mét với sức chứa từ 18.000 - 20.000 tấn cho mỗi đống. Hồi ấy, xe chở muối tấp nập.
Gánh muối (Ảnh: Lưu Thái Văn Chương) |
Hàng trăm bạn gánh đi thành hàng để đưa muối lên đống. hình ảnh ấy đã được các nhà nhiếp ảnh ghi lại mỗi lần họ đến đây. Khi muối đã đạt đến độ cao, nhóm người lợp muối bắt đầu dùng tranh để đậy lại. Nhờ vậy, muối có thể hiên ngang trước mưa nắng mà không sợ bị tan chảy.
Một đống muối như thế phải lợp từ vài chục đến vài trăm thiên (mỗi thiên 1.000 tấm) tranh. Mà tranh này do một số người cắt tranh ở Dục Mỹ cung cấp... ".
Mấy năm gần đây, hai "núi" muối này không còn, cảnh náo nhiệt lui vào dĩ vãng. Dường như ông có một chút bùi ngùi, dõi mắt nhìn về phía xa xa, cố tìm lại hình ảnh của một thời ông từng là một "coi nước" chắc tay...
"Hồ, chứa, chịu, ăn" đã lỗi thời
Ông Năm giật cần câu. Lưỡi câu đã hết mồi. Ông móc mồi khác, thả xuống nước. "Cả cá bây giờ cũng hiếm nữa anh ơi. Anh đi từ trên xuống, anh có thấy đổi khác gì không? Ông hỏi và không đợi tôi trả lời, ông nói tiếp. Ruộng muối bây giờ đã đổi thay nhiều lắm. Cách làm muối cũng khác xưa".
Cào muối (Ảnh: Lưu Thái Văn Chương) |
Ngày trước, phía trên cầu Treo là ruộng của công trường muối. Đây là vùng đất phèn, khi ấy muối vàng không bán được nên được giữ lại làm thạch cao. Phía dưới, bên trái là đồng Cây Me, bên phải là Cồn Nhãn thuộc HTX 1/5. Hồi đó, ông Năm làm miếng ruộng ở Cồn Nhãn. Bây giờ họ vẫn duy trì cách làm cũ.
Nước từ biển lấy vào "hồ" có độ mặn 3 độ Baumé. Giang trong một thời gian, từ 3 độ nước biển sẽ tăng lên từ 5- 7 độ tiếp tục đưa vào "chứa". Từ chứa độ mặn sẽ vọt lên đến 15 - 17 độ đưa vào "chịu". Ở "chịu", sẽ tăng lên 23 độ vào "ăn". Khi đạt được 25 độ, muối sẽ kết tinh thành hạt.
Nếu nắng tốt, mỗi công đoạn kéo dài từ 7 - 15 ngày. Riêng từ "chịu" đến "ăn" chỉ cần 3 - 5 ngày là có thể thu hoạch được. Trước khi thu hoạch một ngày, bạn cào phải đến ruộng mang treo trang cào lưỡi nhỏ để "tha" muối, hôm sau sẽ dễ thu hoạch và muối kết tinh hạt lớn hơn.
Chờ đợi (Ảnh: Lưu Thái Văn Chương) |
Cách làm theo quy trình "hồ, chứa, chịu, ăn" vốn được làm từ thời Pháp thuộc nay chỉ một ít ruộng thuộc HTX còn áp dụng. Tất cả đã theo một quy trình khác mới lạ hơn.
Với quy trình mới đã giảm được khá nhiều công lao động, đồng nghĩa với một số nhân công phải nghỉ việc tìm cách khác mưu sinh. Ông Năm nghỉ việc từ dạo ấy bởi lớn tuổi khó tiếp thu được với quy trình mới.
"Tôi không rõ sản lượng muối sau này như thế nào. Chỉ thấy trên đồng không còn những đống muối to lớn như trước nữa. Cảnh thu hoạch tấp nập bằng trang cào và đội quang gánh biến mất được thay bằng cơ giới hiện đại.
Đồng ý là giảm được công sức lao động và có thể năng suất tăng cao nhưng dầu sao mình vẫn còn nhớ đến hình ảnh cũ. Thân quen và gần gũi...", ông nói.
Tiếp tục gánh sau... (Ảnh: Lưu Thái Văn Chương) |
Chúng tôi hỏi thăm ông về những người quen biết làm muối trước đây. Ông Năm buồn bã cho biết: "Nhiều người đã mất. 30 năm rồi còn gì? Thời gian có tha ai đâu? Đúng vậy. Ngay cả công nghệ làm muối đã có hàng trăm năm nay còn phải đổi thay cho kịp với trào lưu huống chi...".
Chúng tôi từ giã ông để đi vào ruộng muối. Đi được một đoạn, nhìn lại ông cũng quảy cần cầu để về nhà. Nhìn dáng đi lững thững của ông chúng tôi chợt nhớ đến câu nói: "Phải đổi thay cho kịp với trào lưu". Dường như có chút gì hơi chua chát mặc dầu câu nói không sai...
"Khi làm ra sản phẩm, kẹo bông gòn không có ưmàu nhưng lại còn nguyên vẹn hương và vị của trái cây. Tôi tuyệt đối không dùng hóa chất vì sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe con trẻ", ông Bảy nói.