Nông nghiệp cần tạo ra sự khác biệt là đẳng cấp công nghệ với logistics_xem bong da lu

Ông Trương Gia Bình,ôngnghiệpcầntạorasựkhácbiệtlàđẳngcấpcôngnghệvớxem bong da lu Chủ tịch FPT cho rằng logistics đang chiếm tỷ lệ rất lớn trong sản xuất nông nghiệp cần tạo ra sự khác biệt là đẳng cấp công nghệ với logistics.

Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Khoa học công nghệ và Đào tạo Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, nông nghiệp là ngành mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, tiềm năng phát triển và có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước, do vậy, hoạt động logistics đối với nông sản luôn là một mối quan tâm lớn của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, của cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản cũng như doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.

Đồng ý với quan điểm đó, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam nhận định, logistics cho nông nghiệp là phân ngành dịch vụ lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam là đất nước nông nghiệp nên đề tài đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, chi phí cho logistics nông nghiệp và thương mại nông sản cao. Đối với mặt hàng rau quả, logistics chiếm đến 28% - 29% trị giá của hàng hoá và tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch lớn tạo nên chi phí nông sản cao. Do vậy, ngành nông sản cần phải được quan tâm, áp dụng công nghệ linh hoạt để giảm chi phí.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Thanh Hải, Cục phó Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, cho rằng, kim ngạch xuất khẩu thì nông sản là ngành kinh tế chiếm ưu thế lớn trong kinh tế của đất nước. Do vậy, với vai trò là đất nước xuất khẩu nông sản lớn, các vấn đề logistics là mối quan tâm hàng đầu. Hiện nay, 14 hiệp định thương mại tự do đã được ký với cam kết cao, trong đó nông sản luôn là mặt hàng ưu tiên đàm phán và mở cửa thị trường. Tuy nhiên trong quá trình thương mại, nếu Việt Nam không chuẩn bị công nghệ sẽ không tận dụng được lợi thế từ các hiệp định. Do vậy, hiện tại ngành nông nghiệp đang cần những giải pháp góp phần hỗ trợ xuất khẩu, gia tăng giá trị mặt hàng và chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, xu hướng công nghệ 4.0 đang góp phần quan trọng trong việc tối ưu hoá logistics nông nghiệp.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho rằng, logistics đang chiếm tỷ lệ rất lớn trong sản xuất nông nghiệp cần tạo ra sự khác biệt là đẳng cấp công nghệ với logistics. Đại diện FPT Software cũng đưa ra giải pháp trục tích hợp các hệ thống và chi phí liên thông dữ liệu. Cụ thể, dựa trên trục tích hợp này, doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề: truy xuất nguồn gốc; Dự báo các yêu cầu; Thông tin và kế hoạch xử lý tồn kho; Liên thông vận tải; Phân tích dữ liệu tối ưu cho vận tải... Đặc biệt, vấn đề xử lý tồn kho phụ thuộc vào từng quy trình trong ngành nhưng nếu liên minh được toàn bộ dữ liệu kho, hệ thống sẽ đưa ra phương án tối ưu cho doanh nghiệp.

Ông Trần Hoàng Giang, Giám đốc akaChain (FPT Software) đã có phần chia sẻ về về việc áp dụng công nghệ, đặc biệt AI, blockchain vào việc phát triển và truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng trong nông sản. Theo ông Giang, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều giai đoạn: cung ứng lạnh, bao bì nông sản, vận chuyển hàng hoá… Nếu sản phẩm truy suất nguồn gốc tốt thì chuỗi cung ứng liền mạch và tối ưu hoá về kinh doanh, sản xuất, tiết kiệm được quy trình.

Truy xuất nguồn gốc được phát triển từ lâu bắt đầu từ Mỹ, châu Âu, tại Việt Nam bắt đầu có những bài toán, doanh nghiệp đứng ra để làm truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên nếu theo mô hình truy xuất nguồn gốc truyền thống cần đi qua nhiều đầu mối: Nông trại, nhà máy chế biến, hệ thống phân phối, cửa hàng, nhà tiêu dùng. Quy trình đòi hỏi tất cả doanh nghiệp phải cài đặt ứng dụng nên dễ có nguy cơ đứt gãy thông tin khiến cho khả năng truy suất nguồn gốc khó khăn và không đảm bảo, vì không phải tất cả doanh nghiệp, đơn vị đều có nhu cầu, chấp nhận thay đổi hệ thống công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, việc truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam có nguồn dữ liệu đơn giản do mô hình thường chỉ tập trung vào khía cạnh hoặc chi tiết sản xuất, quá trình phân phối. Để khắc phục nhiều hạn chế đó, ông Giang đề xuất nhóm giải pháp sử dụng công nghệ, trong đó blockchain là cốt lõi. Khi thực hiện truy xuất nguồn gốc thì cần QR code, RFID (thẻ nhập kho bãi hàng hoá) để nhận điện được sản phẩm. Khi hệ thống truy xuất nguồn gốc tốt có thể kết nối với tất cả các hệ thống đang có sẵn của doanh nghiệp như các hộ chăn nuôi, quản lý hoạt động… để tạo chuỗi thực phẩm sạch. Đối với những đơn vị chưa có hệ thống riêng, FPT sẵn sàng cung cấp phần mềm cho họ như: Mobile app, Web.

 Ví dụ với mô hình chăn nuôi, hệ thống truy xuất nguồn gốc sẽ hiện diện ở tất cả các bước: Chăn nuôi, vận chuyển, lò mổ, đóng gói, vận chuyển, người tiêu dùng. Cuối cùng, người tiêu dùng có thể kiểm tra được sản phẩm có nguồn gốc như thế nào, đưa ra quyết định tiêu thụ nhanh hơn. Quy trình này tương tự với mô hình sản phẩm rau củ quả sạch. Nông dân có thể cập nhật lịch sử nuôi trồng hàng ngày lên hệ thống sau khi quét mã QR code.

Điểm quan trọng của việc triển khai ứng dụng này là phân nhóm người dùng. Ví dụ quy trình tiêu thụ thịt: Nhóm sản xuất, nhóm bán hàng (siêu thị, cửa hàng), khách hàng. Điều này hỗ trợ thống nhất, liền mạch mang đến sự an tâm cho người dùng khi quét thông tin nguồn gốc. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có thể quản lý tốt rủi ro, khủng hoảng; giúp xác định rõ giới hạn, trách nhiệm; xây dựng thương hiệu, thiết lập mối quan hệ tin cậy với người tiêu dùng.