Cứu người đột quỵ_kèo nhà cái m88
"Đưa người bệnh đến viện sớm,ứungườiđộtquỵkèo nhà cái m88 xử trí kịp thời trong 4,5-6 giờ đầu tiên là yếu tố sống còn của đột quỵ", Trung tá, Ths.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, TP HCM, nói bên lề chương trình đi bộ nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh đột quỵ do bệnh viện phối hợp tổ chức, ngày 30/11. Chương trình thu hút khoảng 1.300 người tham gia.
Đột quỵ còn được gọi tai biến mạch máu não. Não bộ tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể dẫn đến thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí tử vong. Hầu hết người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như tê liệt, cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...
Theo bác sĩ Nghĩa, không ít người bệnh đột quỵ vào viện trễ vì chưa nhận thức đúng về bệnh, khi xảy ra các triệu chứng như yếu người, liệt mặt lại chần chừ đợi thêm xem thế nào. Có người lại tưởng nhầm trúng gió, say nắng, nghỉ ngơi đợi từ từ sẽ hồi phục, hoặc tự ý xử trí bằng cách xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể, đâm kim vào ngón tay. Từng có trường hợp bệnh nhân vào viện sau khi chích lễ 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân, làm chậm trễ thời gian vàng, để lại di chứng nặng nề khó hồi phục.
Một số bệnh nhân xảy ra cơn đột quỵ trong đêm, khi người nhà phát hiện thì đã qua những giờ đầu. Ngoài ra, nhiều người tiếp cận điều trị trễ còn vì chọn sai nơi cấp cứu, vào những cơ sở không có khả năng điều trị đột quỵ cấp, phải tốn nhiều thời gian làm thủ tục chuyển viện.