Người đàn ông Hà Nội nguy cơ lo hậu sự được cứu sống ngoạn mục_kqbd u19 nga
Ông Nguyễn Văn T.,ườiđànôngHàNộinguycơlohậusựđượccứusốngngoạnmụkqbd u19 nga 50 tuổi, ở Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội thường xuyên xuất hiện những cơn đau tức ngực nhưng chưa từng đến bệnh viện kiểm tra.
Cuối tháng 2 vừa qua, khi cơn đau tức ngực lên đến đỉnh điểm kèm khó thở, ông mới đến Bệnh viện 74 ở Vĩnh Phúc thăm khám. Khi đang làm thủ tục, ông đột ngột ngừng tuần tim, ngừng thở, mất ý thức do nhồi máu cơ tim cấp.
Các bác sĩ Bệnh viện 74 lập tức cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân, đặt nội khí quản, sau đó chuyển cấp cứu lên Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E, Hà Nội.
ThS.BS Nguyễn Thái Long, Trưởng Khoa Khám bệnh và Cấp cứu tim mạch, Bệnh viện E cho biết, khi đến viện, ông T. hôn mê sâu, thở nội khí quản, rối loạn nhịp tim, tình trạng rất nặng nề, nguy cơ tử vong cao. Từ đây cuộc chiến giành giật sinh mạng cho bệnh nhân bắt đầu.
Bác sĩ thực hiện sốc điện chuyển nhịp, dùng các thuốc vận mạch, thở máy, kiểm soát rối loạn nhịp, song tình trạng bệnh nhân quá nặng, thập tử nhất sinh.
GS Lê Ngọc Thành khám lại sức khoẻ cho bệnh nhân sau 7 ngày điều trị tích cực
Bệnh nhân được chụp mạch vành ngay trong đêm, kết quả cho thấy tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước khiến vùng cơ tim thiếu máu diện rộng, tim giảm co bóp dẫn đến sốc tim, tiên lượng tử vong rất cao.
Dù bệnh nhân có nguy cơ ngừng tim ngay bàn mổ rất lớn nhưng ngay 0h đêm, các bác sĩ vẫn quyết định can thiệp đặt stent liên thất trước cho bệnh nhân vì nếu chậm trễ, bệnh nhân chắc chắn không thể cứu.
Sau can thiệp, bệnh nhân được chuyển về Khoa Gây mê Hồi sức tích cực trong tình trạng nặng nề, hôn mê, thở máy qua ống nội khí quản, huyết áp phụ thuộc thuốc vận mạch liều cao, toan chuyển hóa nặng, suy đa tạng gồm suy thận cấp, tổn thương phổi, tổn thương tim, có nhiều cơn rối loạn nhịp tim, nguy cơ mất não…
Do tình trạng quá nặng, nhiều lúc chính các bác sĩ cũng nghĩ… mất bệnh nhân. Nhưng đội ngũ thầy thuốc vẫn không bỏ cuộc, vừa hồi sức tích cực vừa lọc máu liên tục, đặt bóng đối xung chờ cơ tim hồi phục.
May mắn sau 7 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Đến nay ông T. đã ăn uống trở lại, nói chuyện và cười được.
Anh Ngô Văn H., con trai bệnh nhân nhớ lại: “Thời điểm mới nhập viện và suốt những ngày sau can thiệp thực sự vô cùng căng thẳng, gia đình tôi đã tưởng mất người thân vĩnh viễn, bố tôi đã chết lâm sàng nhưng các bác sĩ vẫn quyết tâm giành lấy sự sống cho bố tôi. Gia đình tôi thực sự biết ơn các bác sĩ đã giúp trái tim bố tôi được đập nhịp trở lại”.
GS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, đây là trường hợp đầu tiên bị nhồi máu cơ tim tại bệnh viện phải dùng cùng lúc 3 phương pháp gồm đặt stent, dùng bóng đối xung và chạy thận để cứu sống.
GS Thành khuyến cáo, gần đây tình trạng người trẻ bị nhồi máu cơ tim ngày càng tăng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất lớn.
Vì vậy những người có tiền sử bệnh tim hoặc người trẻ xuất hiện những biểu hiện đau tức ngực, khó thở cần đến ngay những cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Cần đi khám sàng lọc tim định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thúy Hạnh
Hai người đàn ông bị nhồi máu cơ tim vì trời lạnh
Hai bệnh nhân nguy kịch vì nhồi máu cơ tim cấp do thời tiết chuyển lạnh đã kịp thời được cứu sống.