Chúng ta sử dụng dấu chấm trong mỗi email,ýdotôighétkếtthúctinnhắnbằngdấuchấurawa reds đấu với cerezo bài viết hoặc báo cáo. Tuy nhiên việc thêm dấu chấm vào cuối tin nhắn văn bản có nguy cơ biến thông điệp "chấm dứt câu" thành "chấm dứt tình bạn".
Tại sao thêm dấu chấm vào cuối tin nhắn có thể tạo cảm giác khó chịu đến vậy? Câu trả lời đã được giải đáp bởi Gretchen McCulloch, nhà ngôn ngữ học Internet, tác giả cuốn sách Because Internet: Understanding the New Rules of Language (tạm dịch: Vì có Internet - Giải đáp Quy tắc Ngôn ngữ mới).
Tin nhắn kết thúc bằng dấu chấm có thể biểu hiện cảm xúc khác so với tin nhắn bình thường. Ảnh: CBC.ca. |
Nói về dấu chấm ở cuối tin nhắn, McCulloch muốn nhắc lại cách chúng ta tách một thông điệp thành 2 câu khác nhau. Với tin nhắn văn bản, đa số chúng ta sẽ gửi 2 hoắc nhiều tin nhắn để tách thông điệp. Còn khi viết trên giấy hoặc báo cáo, chúng ta sử dụng cách truyền thống là dùng dấu chấm hoặc dấu phẩy.
Theo McCulloch, thay vì dùng dấu chấm, một số người còn dùng dấu gạch ngang, thậm chí là dấu chấm lửng khi kết thúc một câu.
"Trong văn bản thông thường, chúng ta luôn kết thúc một phát ngôn theo cách không cần thiết (dấu chấm)", McCulloch chia sẻ. Khi giao tiếp bằng việc gửi tin nhắn mới để kết thúc tin nhắn trước đó, người nhận sẽ không có cảm xúc nào.
"Vì bạn cần gửi tin nhắn để đối phương nhận, hành động gửi tin nhắn không mang ý nghĩa gì ngoài cho bên kia biết bạn đã gửi nó", McCulloch nói.
Do đó khi kết thúc tin nhắn bằng dấu chấm, nó có thể tạo ra cảm xúc cho đối phương. Trên giấy hoặc văn bản thông thường, dấu chấm chỉ là cách thể hiện việc kết thúc câu. Tuy nhiên với tin nhắn văn bản, nó còn mang ý nghĩa khác.
"Do không phải quy tắc chung nên người ta sẽ nghĩ nó (dấu chấm kết thúc tin nhắn) mang ý nghĩa", McCulloch nói.
Nếu đặt dấu chấm câu để kết thúc tin nhắn, chúng ta có xu hướng xem nó là nội dung nghiêm túc, trang trọng hoặc người gửi đang hạ giọng.
"Đó là biểu hiện của sự gây hấn (aggression) hoặc gây hấn thụ động (passive aggressiveness), xuất phát từ sự nghiêm trọng của tin nhắn có dấu chấm câu", McCulloch đưa ra ví dụ bằng cách gửi tin nhắn "Hôm nay tệ quá.". Dấu chấm cuối tin nhắn càng nhấn mạnh tâm trạng của người gửi không tốt chút nào.
Hoặc khi gửi tin nhắn "Tôi không biết.", dấu chấm cuối câu thể hiện bạn đang thật sự rất buồn.
Dù vậy, không phải lúc nào tin nhắn kết thúc bằng dấu chấm cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Ảnh: Lifehacker. |
Theo McCulloch, sự gây hấn thụ động xuất hiện khi nhắn một tin với nội dung tích cực, nhưng lại chèn dấu chấm làm thay đổi ý nghĩa. Hãy lấy ví dụ với 3 tin nhắn này:
"Chào bạn!"
"Chào bạn"
"Chào bạn."
Tin nhắn kết thúc bằng dấu chấm than mang ý nghĩa người gửi đang háo hức để tiếp tục trò chuyện. Tin nhắn không có dấu nào mang ý nghĩa trung lập. Trong khi tin nhắn với dấu chấm tạo cảm giác nghiêm trọng ẩn sau 2 từ "Chào bạn" có vẻ thân thiện. Đó là lý do chúng ta gọi nó là gây hấn thụ động.
Tại sao dấu chấm cuối câu lại gây cảm giác khó chịu này? McCulloch nói rằng nó đến từ việc chúng ta sử dụng dấu chấm cho một thông điệp vốn đơn lẻ, không cần thiết phải dùng dấu chấm cho chức năng kết thúc.
Với tin nhắn "Chào bạn", nó có thể mang nghĩa tích cực (dấu chấm than) hoặc bình thường (không có gì cả). Cố tình kết thúc bằng dấu chấm trong tình huống này sẽ khiến người nhận có cảm xúc khó chịu.
Dù vậy, McCulloch cho rằng không phải lúc nào kết thúc tin nhắn bằng dấu chấm cũng cho cảm giác khó chịu mà còn phụ thuộc vào ngữ cảnh.
Ví dụ, nếu gửi một tin nhắn dài với nhiều thông điệp, sử dụng dấu chấm là bình thường vì nó vẫn đảm nhiệm chức năng tách thông điệp thành nhiều câu. Ngoài ra, một số người kết thúc tin nhắn với dấu chấm theo thói quen chứ không có ý nghĩa tiêu cực gì cả.
(Theo Zing)
iMessage sẽ có tính năng sửa tin nhắn đã gửi?
Bằng sáng chế mới của Apple vừa được công bố, nêu chi tiết về tính năng sửa tin nhắn đã gửi cùng một vài cải tiến khác.