Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2019. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chiều 19/2,ĐềxuấtgiảmsốlượngcácbộcơquanngangbộthuộcChínhphủkết quả bóng đá anh ngoại hạng tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo góp ý “Báo cáo đề xuất, kiến nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026” nhằm làm rõ những hạn chế, bất cập về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ nhiệm kỳ 2016-2021; đưa ra các quan điểm, định hướng, nguyên tắc đổi mới mô hình tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026; đề xuất, kiến nghị cụ thể về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cho biết, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 đã thể chế hóa nhiều vấn đề liên quan đến vị trí, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Chính phủ. Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương đổi mới mạnh mẽ các thể chế kinh tế; mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội đang đổi mới tích cực. Trong khi đó, bộ máy hành chính nhà nước chưa có cải cách tương ứng, đồng bộ với cải cách kinh tế.
Sự thiếu đồng bộ này đã không phát huy tốt các điểm mới trong các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 liên quan đến mục tiêu tái cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước.
Thứ trưởng Triệu Văn Cường nhấn mạnh, cần nghiên cứu cắt giảm số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ xuống mức phù hợp thông qua việc tái cơ cấu lại các bộ, cơ quan ngang bộ, sáp nhập các bộ có nhiệm vụ, chức năng gần nhau để vừa giảm số lượng, vừa khắc phục tình trạng trùng, lấn nhiệm vụ, chức năng giữa một số bộ, đúng theo nguyên tắc: bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) Lê Anh Tuấn cho biết, cơ cấu Chính phủ tại nhiều quốc gia trên thế giới có quy mô dân số, quy mô nền kinh tế lớn hơn Việt Nam nhiều lần nhưng số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ thường dao động con số dưới 20. Chính phủ các nước đều được hợp thành từ các bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là bộ) nhưng số lượng các bộ trong cơ cấu tổ chức của mỗi Chính phủ thường không giống nhau.
Thực tiễn tổ chức Chính phủ mấy nhiệm kỳ vừa qua cho thấy, việc sắp xếp, sáp nhập các bộ thành bộ quản lý đa ngành chưa thật sự đi liền với việc điều chỉnh sâu về chức năng, cắt giảm, lồng ghép nhiệm vụ mà chủ yếu được thực hiện trên cơ sở hợp nhất các bộ đơn ngành, dẫn đến khối lượng công việc, phạm vi lĩnh vực quản lý của bộ trở nên phức tạp.
Việc sáp nhập một số bộ thành bộ đa ngành, đa lĩnh vực không kèm theo tái cơ cấu lại cấu trúc bên trong của các bộ. Do vậy, tổ chức bộ máy bên trong bộ, cơ quan ngang bộ trở nên cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, số đầu mối đơn vị hành chính tăng cao.
Chính phủ khóa XIV luôn luôn hướng tới mục tiêu của một Chính phủ kiến tạo, hành động, phát triển. Dù cơ sở lý luận, thực tiễn về Chính phủ kiến tạo, hành động, phát triển còn có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau nhưng quyết tâm chính trị của Chính phủ về một Chính phủ kiến tạo, liêm chính là cơ sở quan trọng để cải cách tổ chức, hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn phát triển mới.
Cho rằng, để đáp ứng yêu cầu Chính phủ kiến tạo, hành động, cơ cấu bộ máy của Chính phủ phải tinh gọn, khả năng điều hành của Chính phủ phải nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, ông Lê Anh Tuấn phân tích từ góc độ quản lý hành chính nhà nước, để xây dựng Chính phủ kiến tạo mang tính chủ động trong mọi hoạt động, cần phải chú trọng đến phân cấp quản lý, quy định cụ thể hơn nữa về điều kiện để phân cấp, trách nhiệm của cơ quan phân cấp, sự tham gia người dân vào hoạt động của Nhà nước.
Về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, báo cáo đề xuất sẽ rút gọn số bộ, cơ quan ngang bộ từ 22 xuống 20 bộ, cơ quan ngang bộ, bằng việc hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Tài chính-Kế hoạch đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng thành Bộ Giao thông và Xây dựng.
Báo cáo đề xuất thành lập lại Bộ Giáo dục và chuyển nhiệm vụ đào tạo về Bộ Khoa học và Công nghệ và đổi tên Bộ Khoa học và Công nghệ thành Bộ Khoa học-Công nghệ và Đào tạo; điều chuyển việc đào tạo nghề từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về Bộ Khoa học-Công nghệ và Đào tạo; thành lập Bộ Công Thương và Du lịch; Bộ Văn hóa-Thể thao và Thanh niên.
Về cơ cấu nhân sự của Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ; 4 Phó Thủ tướng Chính phủ, 20 Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học cho rằng, muốn có một cơ cấu Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả cần phải đánh giá, rà soát, làm rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp.
Các ý kiến đều cho rằng, cần đề xuất hai phương án về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 và phương án lựa chọn. Trong mỗi phương án, phải đánh giá được những ưu điểm, hạn chế để có đề xuất phù hợp, đảm bảo mang tính thuyết phục cao, ứng dụng được trong thực tiễn.
Về việc hợp nhất giữa các bộ với nhau và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, các đại biểu đều tán thành đề xuất trên.
Cùng với đó, các đại biểu cho rằng, tinh gọn bộ máy Chính phủ phải gắn với thể chế kinh tế thị trường mới đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh, bền vững kinh tế-xã hội; xác định được những nhiệm vụ nào Chính phủ phải thực hiện, những nhiệm vụ nào do doanh nghiệp và xã hội thực hiện.
Để báo cáo có tính thuyết phục cao và khả thi, các đại biểu cho rằng, cần xác định thế nào là cơ quan ngang bộ; đánh giá được thực trạng hoạt động của bộ máy Chính phủ hiện tại; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, không trùng lắp, chồng chéo… từ đó mới có thể thiết kế được cơ cấu tổ chức Chính phủ hợp lý...
Thứ trưởng Triệu Văn Cường đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm và tập trung của các đại biểu; đề nghị Viện Khoa học tổ chức nhà nước tiếp thu các ý kiến đại biểu, tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo; đánh giá kỹ lưỡng về mô hình tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ hiện tại, đưa ra các phương án về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ tới, đảm bảo tinh gọn, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động mạnh mẽ đến các hoạt động quản lý của nhà nước./.
TheoTTXVN