Ngày 7/2,ệtNamnghiêncứuthànhcôngKitthửnhanhviruscoronatrongphúba0 bong da tại phiên họp toàn thể Chi hội Nữ trí thức Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ và Khởi nghiệp, hai nhà khoa học TS. Lê Quang Hòa và TS. Nguyễn Lê Thu Hà thông báo đã nghiên cứu thành công Kit thử nhanh virus corona: Sinh phẩm RT-LAMP.
Sinh phẩm RT-LAMP là một kỹ thuật khuếch đại đẳng nhiệt acid nucleic chuyên dùng để phát hiện RNA của các loại virus gây bệnh.
TS Lê Quang Hòa (áo đen) và các thành viên trong nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ Sinh học (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội). Ảnh: HUST |
Vì sao các xét nghiệm trước đây lại chậm?
Không phải chỉ mình virus corona, nhiều loại virus gây bệnh đường hô hấp trước đây đều được xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR.
Thông thường, mẫu xét nghiệm từ bệnh nhân được lấy từ phần trên hệ hô hấp (mũi, vòm họng), phần dưới hệ hô hấp (phổi), cộng thêm từ máu bệnh nhân.
Đặc biệt, kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm phải chuẩn xác, đủ số lượng mới có thể đạt hiệu quả tối đa, yêu cầu kỹ thuật viên y tế phải rất tỉ mỉ và cẩn thận. Bước tiếp theo của kỹ thuật RT-PCR là dịch ngược từ chuỗi ARN đơn duy nhất của virus corona thành chuỗi gen hoàn chỉnh ADN. Khi đã có ADN của virus, chúng ta sẽ mang so sánh nó với mẫu gen virus corona tại ngân hàng ADN thế giới. Nếu có sự trùng lặp thì test được coi là dương tính. Cả quá trình trên sẽ mất hơn 9 tiếng, như vậy là khá lâu trong tình trạng diễn biến của virus corona là rất nhanh và nguy hiểm.
Việt Nam đã rút ngắn thời gian như thế nào?
Hồng Kông đã rút ngắn thời gian xét nghiệm các trường hợp nghi nhiễm virus corona bằng cách tăng nhiệt độ hơn so với PCR thông thường. Mẫu xét nhiệm thay vì lấy từ đường hô hấp dưới sẽ được lấy thẳng từ mũi bệnh nhân nên cách xét nghiệm cũng đơn giản hơn.
Bộ sinh phẩm BK - LAMP - nCoV hoàn thiện chờ đối chiếu với mẫu thực tại bệnh viện. Ảnh: HUST |
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu từ Việt Nam dùng công nghệ RT-LAMP (Reverse transcription loop-mediated isothermal amplification) để dò tìm virus corona.
Công nghệ này cũng lấy bản cDNA từ RNA, nhưng sau đó dùng DNA polymerase để sản xuất ra hàng triệu copy, không dùng nhiệt như kỹ thuật PCR. RT-LAMP thường nhanh hơn và dùng nhiều trong kỹ thuật y sinh.
“Phản ứng RT-PCR thông thường trong mẫu thử của WHO phải mất 240 phút cho cả quy trình. Nhưng với công trình nghiên cứu này sẽ cho ra kết quả chỉ sau 70 phút”, TS Lê Quang Hòa chia sẻ.
Độ nhạy và độ đặc hiệu trong cách xét nghiệm của Việt Nam như thế nào?
Trong Y khoa, một xét nghiệm có hiệu quả phải thỏa mãn các tiêu chí về độ nhạy cao, độ đặc hiệu cao, khả năng tiên lượng tốt (âm tính/dương tính), giá thành, thời gian xét nghiệm ngắn, quy trình xét nghiệm đơn giản, và cách sử dụng.
TS cùng đồng nghiệp ở phòng thí nghiệm tại Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (Ảnh: HUST) |
Các xét nghiệm có độ nhạy cao thường giúp bác sĩ loại bỏ khả năng mắc bệnh, nhất là những bệnh nguy hiểm dẫn đến hệ bỏ nghiêm trọng nếu bỏ sót như các bệnh truyền nhiễm dễ gây dịch. Virus corona là một bệnh nguy hiểm cần test có độ nhạy cao. Mặc khác, test có độ đặc hiệu cao thường có ích cho việc xác định bệnh trạng, đặc biệt khi kết quả dương tính giả có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân. Virus corona cũng cần có độ đặc hiệu cao vì kết quả dương tính giả cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Việc Việt Nam công bố test nhanh corona là một tin đáng mừng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, chúng ta cần thêm thời gian để xác định xem cách test này có thật sự toàn diện hay không.
Bà Lê Thị Khánh Vân - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ và Khởi nghiệp chia sẻ: “Chúng tôi rất mong Bộ Y tế cùng Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kết quả nghiên cứu này vào thử nghiệm lâm sàng để sớm đưa ra sản xuất đại trà, đóng góp vào test nhanh virus corona đến tận bệnh viện cấp huyện thay vì chỉ test ở các bệnh viện lớn và phải chờ thời gian lâu như hiện nay”.
Trường Giang
- Trong khi sinh viên của hơn 100 trường ĐH đang nghỉ học phòng virus corona, tại Trường ĐH Y Hà Nội, việc học vẫn diễn ra như thường lệ.