Đề xuất mua bán nhà đất phải thanh toán qua ngân hàng_inter vs bologna
Đây là một trong những kiến nghị được HoREA đưa ra tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ,Đềxuấtmuabánnhàđấtphảithanhtoánquangânhàinter vs bologna Bộ Xây dựng góp ý một số quy định của Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
HoREA cho rằng kiến nghị quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng sẽ làm tăng tính minh bạch của thị trường bất động sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, chống thất thu ngân sách Nhà nước và góp phần phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực này.
Nêu về sự cần thiết phải quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng, HoREA cho biết từng có văn bản kiến nghị đề xuất về việc này từ năm 2011.
Theo HoREA, hiện nay, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn thói quen thanh toán bằng tiền mặt, vàng, ngoại tệ nên chưa đảm bảo được tính minh bạch. Thậm chí, có trường hợp giá mua bán, giá thuê, giá thuê mua nhà ở ghi trong hợp đồng thấp hơn rất nhiều so với giá giao dịch thật. Điều này dẫn đến tình trạng chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp, hoặc có thể làm cho ngân sách Nhà nước bị thất thu.
Hơn nữa, Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên Hiệp quốc về phòng, chống rửa tiền và để thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 116 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền, nên HoREA cho rằng, việc quy định thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng là rất cần thiết.
Cũng theo Hiệp hội, nội dung khoản 1, điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 về thanh toán trong giao dịch bất động sản quy định: Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán" cần được hướng dẫn thi hành tại Nghị định 02/2022 của Chính phủ với quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng để làm tăng tính minh bạch của thị trường bất động sản.
Theo đó, Hiệp hội kiến nghị bổ sung một điều mới vào Nghị định 02/2022 quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Bộ Tài chính cũng kiến nghị bổ sung quy định chuyển nhượng bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng để kiểm soát giao dịch, quản lý thuế.
Việc thực hiện giao dịch qua ngân hàng, theo Bộ Tài chính, giúp minh bạch kiểm soát giao dịch của các ngành, phục vụ quản lý giao dịch tài sản, bất động sản và quản lý thuế nói riêng.
Ngoài bổ sung quy định thanh toán qua ngân hàng, Bộ Tài chính cũng đề xuất rà soát các quy định về chuyển nhượng bất động sản để sửa đổi nhằm thống nhất, đồng bộ.
Xuất phát từ nhiều giao dịch kê khai giá rất thấp với thực tế để né thuế, Bộ Tài chính đã siết chặt thu thuế. Nhưng quá trình này đang phát sinh nhiều bất cập khiến cả người dân và cán bộ thuế lúng túng với việc "xác định giá đúng".
Theo phản ánh của đại biểu Quốc hội, cán bộ thuế mỗi nơi cũng đang làm một kiểu. Nhiều nơi yêu cầu tính giá thuế thêm cao hơn kê khai 1,2-1,5 lần, có nơi yêu cầu cao hơn 2 lần mới giải quyết còn không sẽ bị ngâm hồ sơ.
Trước thực trạng này, Bộ Tài chính cho biết sắp tới sẽ chỉ đạo cơ quan thuế tuyên truyền để người dân hiểu đầy đủ, chính xác về nghĩa vụ và lợi ích nộp thuế, đồng thời ý thức được những rủi ro, trách nhiệm khi kê khai giá không đúng. Tổng cục Thuế cũng sẽ tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đã giao dịch và kê khai thuế để làm căn cứ tính thuế.
Đồng thời cơ quan thuế cũng có kế hoạch kiểm tra tính liêm chính của cán bộ thuế, đồng thời kiến nghị thực hiện các biện pháp xử lý hành vi trốn thuế trong hoạt động chuyển nhượng, kinh doanh bất động sản.
Theo số liệu của ngành tài chính, 5 tháng đầu năm nay tổng thu thuế từ chuyển nhượng bất động sản khoảng 16.200 tỷ đồng, vượt thu cùng kỳ năm ngoái 6.600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, thời gian qua có tình trạng trốn thuế, kê khai giá bán nhà đất thấp hơn thực tế. Chia sẻ tại phiên thảo luận ở Quốc hội vào đầu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, có những trường hợp kê khai thấp hơn tới hàng chục lần.
"Có trường hợp người nộp thuế kê khai giá tính thuế chỉ 500 triệu đồng, nhưng họ bán bất động sản giá 10 tỷ đồng, tức kê khai thấp hơn 20 lần. Thậm chí có trường hợp kê khai thấp hơn 40 lần, còn bình quân giá kê khai thấp hơn 6 lần giá thực tế chuyển nhượng", ông Phớc nói.