Tuyển sinh đại học 2020: Khoảng 20% thí sinh sẽ lựa chọn các kỳ thi tuyển riêng_lịch bóng đá.

Bộ GD-ĐT sẽ hỗ trợ các trường đại học lọc "ảo"

Những thay đổi trong phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ tác động lớn tới công tác tuyển sinh đại học. Vì vậy,ểnsinhđạihọcKhoảngthísinhsẽlựachọncáckỳthituyểnriêlịch bóng đá. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học và thí sinh trong công tác tuyển sinh khâu tổ chức đăng ký xét tuyển, lọc "ảo" như năm 2019.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc. Ảnh: MOET cung cấp

Với sự hỗ trợ này, thí sinh không phải tốn thời gian, công sức, kinh phí đi lại, nộp hồ sơ dự tuyển nhiều nơi, rồi lại đi rút hồ sơ nếu không đúng nguyện vọng… nên rất thuận lợi cho thí sinh đăng ký những ngành/trường mình mong muốn.

Việc lọc ảo tốt sẽ giúp các trường có khả năng tuyển một số lượng chỉ tiêu hợp lý ngay từ đợt tuyển sinh đầu để đảm bảo hoạt động đào tạo chung của nhà trường. Quy trình này đã thực hiện tốt trong những năm qua.

Ngoài ra, do có sự thay đổi của kỳ thi THPT năm nay, một số cơ sở giáo dục đại học, nhất là các trường tốp trên có thể sẽ tổ chức thi riêng để tuyển sinh cho trường mình hoặc theo nhóm trường. Bộ GD-ĐT sẽ có giải pháp hỗ trợ việc tổ chức thi, đăng ký xét tuyển, lọc ảo theo nhóm trường. Hiện tại, Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện Quy chế tuyển sinh năm nay và sẽ ban hành sớm nhất trong những ngày tới.

Trước những băn khoăn về việc không còn kỳ thi với đề thi phân hóa cao phục vụ cho công tác xét tuyển ĐH sẽ gây khó cho các trường lựa chọn kết quả thi THPT để xét tuyển, cũng như những trường chưa sẵn sàng cho việc tự tổ chức xét tuyển riêng, ông Phúc chia sẻ rằng trong những năm qua, các cơ sở giáo dục đại học đã đẩy mạnh tự chủ tuyển sinh bằng nhiều phương thức khác nhau.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong 3 năm gần đây, kết quả tuyển sinh của toàn hệ thống có xu hướng giảm dần tỷ trọng trúng tuyển từ sử dụng kết quả kỳ thi THPT (năm 2017 chiếm 81,5%; năm 2018 chiếm 73,6%; năm 2019 là 62,4% tổng số thí sinh trúng tuyển); tăng dần tỷ trọng trúng tuyển từ học bạ và các phương thức khác.

Con số này cho thấy kết quả tuyển sinh đại học ngày càng có xu hướng giảm dần sự phụ thuộc vào sử dụng kết quả thi THPT, tỷ lệ tuyển sinh từ các phương thức khác ngày càng tăng lên.

Xu hướng thay đổi này cũng thể hiện rõ trong các đề án tuyển sinh riêng của các trường đại học khi ngày càng nhiều cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh, trong đó phương án tự tổ chức thi riêng cũng đã được một số trường tốp trên xác định và chuẩn bị từ nhiều năm trước.

{keywords}
Thí sinh và phụ huynh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Theo ông Phúc, sử dụng kết quả thi THPT không phải là phương thức duy nhất để tuyển sinh đại học. Quá trình này cũng phù hợp với xu thế tuyển sinh đại học trên thế giới, trong đó việc tuyển sinh được tổ chức nhiều kỳ trong năm, sử dụng kết hợp nhiều phương thức xét tuyển, sử dụng cả kết quả học tập THPT (điểm GPA), điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm các kỳ thi chuẩn hóa để tuyển sinh đại học (SAT, ACT…)...

Khó xảy ra tình trạng mỗi trường tổ chức một kỳ thi riêng

Ông Phúc cũng khẳng định sẽ khó xảy ra việc vì các trường tự chủ tuyển sinh liệu mà dẫn đến tình trạng trăm hoa đua nở, mỗi trường tổ chức một kỳ thi riêng như trước đây, gây áp lực tốn kém, học sinh lại kéo về thành phố lớn để dự thi.

Lý do, ông Phúc phân tích, nhhư số liệu thống kê những năm qua cho thấy, số trường thi tuyển sinh riêng rất ít, chỉ khoảng 3-4% tổng số thí sinh trúng tuyển. Năm nay dự đoán số trường tham gia thi tuyển sinh riêng tăng lên, nhưng chủ yếu là một số trường tốp trên.

Sẽ chỉ có những trường đại học thuộc nhóm ngành đào tạo đặc thù như Y dược, Công an Quân đội hoặc nhóm trường, nhóm ngành năng khiếu nghệ thuật và một số trường đại học có mức độ cạnh tranh cao, có những yêu cầu riêng về chất lượng đầu vào có nhu cầu tự tổ chức kỳ thi.

Ước tính sẽ có khoảng từ 10-20% học sinh THPT sẽ lựa chọn tham dự các kỳ thi tuyển sinh riêng này. Dự đoán đa phần các cơ sở giáo dục đại học vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển vào ĐH, đồng thời kết hợp với các phương thức tuyển sinh đa dạng khác mà các trường sẽ đưa ra trong đề án tuyển sinh của mình.  

Đồng thời, do tính đặc thù, các trường có chung lĩnh vực, phân khúc đào tạo, hoặc tương đồng về quy mô, về vị trí địa lý, cũng như các đại học quốc gia, đại học vùng sẽ có xu hướng liên kết lại để tổ chức thi tuyển sinh chung. Trên cơ sở đó, các trường nhỏ hơn có thể sử dụng kết quả thi đó để xét tuyển.

Cụ thể, một số trường đại học phía Nam đã thống nhất sẽ sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM để xét tuyển, kết hợp với các phương thức xét tuyển khác.

"Do vậy, năm nay sẽ không có quá nhiều trường tổ chức thi, không có nhiều cuộc thi diễn ra trong nhiều đợt nên không thể lặp lại tình trạng tập trung quá đông thí sinh về một điểm, trong một thời gian nên sẽ không tạo nên áp lực về luyện thi, thi quá nhiều hay đổ dồn về các khu đô thị lớn" - ông Phúc nhấn mạnh.

Thúy Nga - Ngân Anh

Trường đại học vội điều chỉnh phương án tuyển sinh năm 2020

Trường đại học vội điều chỉnh phương án tuyển sinh năm 2020

- Nếu Bộ GD-ĐT thực hiện kỳ thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp, nhiều trường đại học sẽ điều chỉnh phương án tuyển sinh năm 2020 cho phù hợp.