Bên trong lò đào tạo livestream tại Trung Quốc_ket qua bong da a league
Ngoại ô thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) có một khu thương mại mang tên Xinhe United Creation Park (Công viên Sáng tạo Xinhe United),êntronglòđàotạolivestreamtạiTrungQuốket qua bong da a league những tòa nhà bên trong gắn nhiều khẩu hiệu như "Thời gian là tiền bạc", "Bạn là duy nhất", "Không thứ gì có thể thay thế bạn", "Hôm qua là lịch sử, chúc may mắn" hay "Tràn đầy hy vọng".
Theo SCMP, đây là khẩu hiệu tạo động lực cho những người tìm đến Xinhe, với mục tiêu trở thành ngôi sao mới của thị trường livestream đang phát triển nhanh chóng tại Trung Quốc.
Hàng Châu đang là trung tâm của các hoạt động livestream tại đất nước tỷ dân, kết hợp giữa hoạt động thương mại truyền thống và kinh doanh theo hình thức bán hàng trực tuyến.
Ôm mộng nổi tiếng nhờ livestream
Là một trong những trung tâm đào tạo livestreamer mọc lên khắp Trung Quốc, Xinhe đã là "thánh địa" cho những người đam mê livestream. Đây là nơi sản sinh nhiều streamer nổi tiếng như Viya, người được gọi là "nữ hoàng streamer" với hơn 80 triệu lượt theo dõi trên Taobao và Alibaba, 2 sàn thương mại điện tử lớn của Trung Quốc.
Năm nay 35 tuổi, Viya, tên thật là Huang Wei, là livestreamer mang về doanh thu cao nhất cho Taobao trong năm 2020 khi bán được 6 tỷ USD hàng hóa, theo dữ liệu của công ty theo dõi thương mại điện tử Guoji. Con số này tương đương 1/3 doanh thu toàn cầu của Macy's, cửa hàng bách hóa lâu đời tại Mỹ.
Một livestreamer quảng bá trang phục của hãng Xunruo vào tháng 3. Ảnh: Reuters. |
Thành công của Viya khiến nhiều người nuôi mộng thành livestreamer khi có thể bán mọi thứ từ son môi đến dịch vụ phóng tên lửa. Điều đó tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt.
"Viya là nhân vật quan trọng. Cô ấy khiến những người ngoài ngành nhận ra livestream là kênh bán hàng rất hiệu quả. Khi tôi đến Jiubao vào năm 2019, những livestreamer sẽ xấu hổ khi chào người khác nếu doanh thu của họ trong ngày hôm đó thấp hơn một triệu tệ (155.000 USD)", Gu Zhenjie, CEO Xinhe cho biết.
Jiubao là một quận của Hàng Châu, được mệnh danh là thủ phủ của livestream. Trong phạm vi 3 km từ Xinhe, có đến 10 cơ sở livestream bán hàng, hơn 30 mạng lưới đa kênh (MCN) hoạt động với các nền tảng livestream và hơn 200 doanh nghiệp thời trang hoạt động trên Internet.
Áp lực cạnh tranh và doanh số
Livestream bán hàng xuất hiện lần đầu tại Trung Quốc cách đây 5 năm. Lĩnh vực này trở nên phổ biến sau khi đại dịch bùng phát năm 2020. Nhiều trang thương mại điện tử như Alibaba, JD.com hay các nền tảng video Duoyin, Kuaishou tìm cách giành thị phần, gia nhập thị trường đầy tiềm năng này.
Được xem là cách phổ biến để tiếp cận khách hàng mua sắm online, thị trường livestream bán hàng ở Trung Quốc tăng trưởng 121,5% trong năm 2020, đạt giá trị hơn 148 tỷ USD, theo hãng phân tích iiMedia Research. Tính đến tháng 6/2020, đất nước này có 309 triệu khán giả xem livestream, chiếm 1/3 dân số sử dụng Internet.
Hàng trăm nghìn người đã trở thành livestreamer với mong muốn là Viya tiếp theo, trong đó có Zhang Yuanlin. Sau 2 năm làm livestreamer, cô gái 27 tuổi được nhận việc tại công ty livestream có tên Xihongshi. Trước đó, Yuanlin đã có 7 năm kinh nghiệm làm MC radio.
Thành công của Viya khiến nhiều người nuôi mộng thành livestreamer. Ảnh: Jing Daily. |
"Sự khác biệt lớn nhất giữa các công việc trước đây với livestreamer là tâm trạng của tôi thay đổi liên tục tùy vào doanh số, do tôi luôn chú trọng những con số khi lên sóng", Yuanlin cho biết mức lương của cô khi còn làm MC radio là dưới 1.500 USD/tháng, nhưng đã tăng gấp 3 lần khi chuyển sang livestreamer.
Tuy nhiên, những ai nuôi mộng trở thành Viya thứ 2 có thể thất vọng khi tiêu chuẩn dành cho họ đã tăng lên so với trước đây. Việc nổi tiếng sau một đêm gần như không thể trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các nền tảng ngày càng lớn.
"Sau khi trải qua thời kỳ đỉnh cao đầu tiên, ngành (livestream bán hàng) đang hạ nhiệt đôi chút. Đây đang là đại dương đỏ (thị trường mà nhiều doanh nghiệp đang có sản phẩm giống nhau, nhắm đến tập khách hàng giống nhau - PV)... Trong 2 năm, tôi không thấy cái tên mới nào trong danh sách top 10 livestreamer của Taobao", Zhenjie cho biết.
Zhenjie sử dụng nei juan (tiếng Trung dịch ra là "tiến hóa") để mô tả ngành công nghiệp livestream phát triển, cạnh tranh khốc liệt khiến những streamer chất lượng kém hơn bị đào thải. Điều đó đồng nghĩa chỉ những người giỏi, nổi tiếng mới có thể tồn tại và kiếm tiền.
"Trong năm nay, những người gia nhập Xinhe đã có sự nổi tiếng từ trước. Nếu bạn không có độ nhận diện, rất khó để tồn tại ở Xinhe", Zhenjie chia sẻ.
Bị kiểm soát chặt chẽ
Việc phát triển nhanh chóng cũng khiến ngành công nghiệp livestreamer chịu kiểm soát chặt chẽ hơn. Một số livestreamer từng bị cáo buộc quảng cáo sai sự thật, thổi phồng doanh số.
Năm 2020, "ông hoàng livestream" Xinba đã bị phạt hơn 130.000 USD, cấm lên sóng Kuaishou trong 2 tháng sau khi cơ quan giám sát thị trường Quảng Châu (Trung Quốc) xác định người này quảng cáo yến sào giả.
Huang Wei được mệnh danh là "người phụ nữ có thể bán bất kỳ món đồ nào". Ảnh: VCG. |
Ở cấp độ quốc gia, nhiều quy định chặt chẽ của chính phủ Trung Quốc cũng nhắm đến lĩnh vực này. Hồi tháng 5, cơ quan giám sát Internet cua Trung Quốc và 6 cơ quan quản lý khác đã ban hành quy định mới nhằm kiểm soát việc livestream bán hàng.
Những nền tảng như Kuaishou được yêu cầu tạo danh sách sản phẩm, dịch vụ không hợp pháp hoặc phù hợp để livestream bán hàng. Trong khi đó, hành vi bán hàng giả, làm sai lệch số lượt xem, quảng bá mô hình kinh doanh đa cấp, dụ dỗ đánh bạc qua livestream cũng bị xem là bất hợp pháp.
Với những người mới như Zhenjie, cô gặp áp lực mỗi ngày khi phải cố gắng trở thành livestreamer nổi tiếng. Không chỉ xuất hiện trước ống kính, Zhenjie còn xem livestream từ những người nổi tiếng hơn để học hỏi kinh nghiệm.
Dù chỉ mới tham gia livestream bán hàng trong 2 năm, Zhenjie đã lên kế hoạch cho hướng đi tiếp theo.
"Giọng tôi đã khàn rồi", Zhang nói rằng livestream bán hàng là công việc của người trẻ, còn cô có thể chuyển sang làm quản lý cho người nổi tiếng.
Theo Zing/SCMP
Livestream qua thời kỳ cực thịnh: Streamer lấn sân kinh doanh, mở công ty
Thành danh nhờ livestream, một số streamer đã sớm rẽ hướng sang kinh doanh, thậm chí tự mở công ty để phát triển sự nghiệp của riêng mình.