Họa sĩ Đào Hải Phong nói về vụ triển lãm tranh giả chấn động_bongdaplus.vb
Họa sĩ Đào Hải Phong đã nói như vậy khi được hỏi về thị trường tranh tại Việt Nam sau màn treo tranh giả ở Bảo tàng mỹ thuật đang gây chấn động dư luận.
Bức tranh của họa sĩ Thành Chương bị tảy xóa tên và 'hô biến' thành tranh Tạ Tỵ trong cuộc triển lãm. |
Sự giả thì đương nhiên nó lòi ra ngay
Anh có quan tâm đến cuộc triển lãm 'Những bức tranh trở về từ châu Âu' diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM gây xôn xao giới mỹ thuật vì hầu hết là tranh giả không?ọasĩĐàoHảiPhongnóivềvụtriểnlãmtranhgiảchấnđộbongdaplus.vb
- Tôi có nghe bàn về việc này nhưng không quan tâm lắm dù có đọc thông tin trên mạng rằng hầu hết các tác phẩm được trưng bày đều là tranh giả. Khách quan mà nói, khi một dân tộc, một đất nước mà văn hóa cũng có sự giả dối là rất nguy rồi. Trong giai đoạn hội nhập mà có những tệ nạn văn hóa kiểu như thế để đi lừa công chúng người Việt thì tôi cho đó là dấu hiệu của sự nguy nan vì người ta không còn coi trọng văn hóa nữa. Khi một xã hội mà văn hóa cũng bị làm giả thì nó còn liên quan đến đạo đức.
Nhưng nghệ thuật rất hay ở chỗ nó không thể đánh lừa được, dù làm giả có tinh vi đến mấy. Ví dụ nhà sưu tập Lê Minh vừa rồi có mang tranh Lê Phổ về Việt Nam nhưng không ai nói đó là tranh Lê Phổ giả, dù tranh đó với tôi không phải là bức xuất sắc nhất Lê Phổ. Không phải mọi bức tranh của các họa sĩ đều xuất sắc nhất nhưng tình cảm, phong cách đích thực thì chan hòa khắp các tác phẩm của họ. Sự giả thì đương nhiên nó lòi ra ngay. Tôi cho nghệ thuật là giá trị đích thực không thể làm giả được còn nếu họ cố tình làm giả giá trị nghệ thuật thì cần phải xem xét lại sự lâm nguy của một xã hội.
Tuy nhiên, trong trường hợp triển lãm lần này, có ý kiến cho rằng 'sự cố tình' nhiều hơn là vô tình trưng bày tranh giả. Bởi không thể mang triển lãm một bộ sưu tập mà người ta không biết tất cả đều là giả?
Tôi nghĩ cố tình hay không thì kết luận còn phụ thuộc vào cơ quan điều tra. Còn nghệ sĩ, công chúng thì chỉ cảm thấy một sự thất vọng trước các tác giả mình yêu mến. Biết đâu người chủ sở hữu tranh đó cũng bị lừa thì sao? Có thể người ta được mua rẻ những bức tranh đó thì sao? có nhiều động cơ lắm mà tôi nghĩ mình không thể chụp mũ cho họ bởi tôi chưa được gặp họ. Bởi chuyện bị mắc lừa là chuyện thường xuyên xảy ra, nhất là nghệ thuật tương đối trừu tượng với những người thiếu tri thức. Những người quan tâm đến nghệ thuật đôi khi họ xem tranh bằng tai, cứ nghĩ tác giả đó nổi tiếng thì đương nhiên bức tranh của họ là đẹp.
Phác thảo bức 'Trừu Tượng' vẫn được họa sĩ Thành Chương lưu giữ. |
Tôi nhớ câu chuyện anh chia sẻ với tôi cách đây vài năm về việc hiện tại xuất hiện tầng lớp những người giàu nhanh chóng và tranh như một thứ trang sức làm sang cho họ. Nhiều khi họ bỏ tiền ra mua cho oai mà không biết tường tận về tác phẩm mình mua, đó có phải lý do dẫn đến việc xuất hiện tranh giả ngày càng nhiều?
Tôi biết có nhiều đại gia, đặc biệt là ở Trung Quốc, trước hết họ cứ bỏ tiền ra mua để 'chiếm đoạt' tranh của những họa sĩ nổi tiếng đã xong rồi sẽ đi tìm hiểu. Và con cái họ, dù mới ngoài 20 tuổi nhưng được đi học ở nước ngoài sẽ về 'giáo dục' lại bố mẹ cách thưởng thức nghệ thuật. Họ có thể không nghe bạn bè khuyên nhưng lại nghe lời con cái mình với sự vui mừng rằng chúng đã trưởng thành. Cùng với đó, họ được sự cổ xúy của những người xung quanh, nó trở thành niềm vui lớn, to hơn cả tiền bạc. Lúc đó họ sẽ quan tâm tìm hiểu thêm về tác giả những bức tranh ấy.
Việt Nam đang là thị trường ê chề nhất về tranh
Với sự xuất hiện của tầng lớp những người siêu giàu, xem ra thị trường tranh sẽ ngày một sôi động?
Không! Việt Nam hiện giờ đang là thị trường ê chề nhất về tranh vì nhiều yếu tố. Thứ nhất người ta không tin VN có những họa sĩ có được những điều đó. Thứ hai là tệ nạn tranh giả và rởm. Điều đó làm người mua nước ngoài nản và không muốn dây vào thứ đó làm gì. Còn người giàu trong nước thì đa số văn hóa không song hành với túi tiền của họ. Cuối cùng, tranh không dành cho số đông.
Họa sĩ Đào Hải Phong |
Anh nói nhiều người sưu tập tranh thì tri thức không tỉ lệ thuận với túi tiền, đó là nguyên cớ khiến thị trường tranh giả trở nên sôi động?
Có nhiều người sở hữu tranh của những họa sĩ tên tuổi không đơn thuần là giữ tranh cho mai sau mà có yếu tố đầu cơ trong đó. Khi đã có động cơ trục lợi thì đương nhiên có người lừa. Còn khi thưởng thức tranh thật, yêu bằng con tim thật thì những người sở hữu những bức tranh của các họa sĩ tên tuổi quá cố cũng chỉ có 50% giữ cho xã hội chứ không giữ cho bản thân mình. Tất cả các bộ sưu tập của các tỷ phú khi quá cố họ đều hiến tặng hết cho các bảo tàng chứ không giữ cho riêng mình.
Trong thời buổi mọi giá trị đảo lộn như hiện nay thì chuyện một triển lãm bày toàn tranh giả tại bảo tàng có gì là lạ?
Tôi cho đó là dấu hiệu đáng buồn khi chính người Việt cũng hoang mang không biết mình lưu giữ những bản tranh này là thật hay giả. Chưa kể những người có điều kiện sở hữu thì đáng buồn là họ không được giáo dục về nghệ thuật.
Nhưng triển lãm ở gallery thì không sao, đằng này họ ngang nhiên mang tranh giả triển lãm ở một bảo tàng lớn như bảo tàng mỹ thuật, anh nghĩ sao?
Chính vì điều đó là cái rất đau đớn. Tôi tin những người ở bảo tàng có khi họ không đủ kiến thức chứ không phải không có. Và tôi nghĩ có thể không coi đó là chuyện quan trọng để kiểm duyệt.
Hoàng Vy