Nhằm nỗ lực kết nối với một thế hệ nhân viên đang ngày càng lớn mạnh trong công ty,Đàotạonhânviênbằlich bundes những người hiện đang ở độ tuổi “đôi mươi”, sinh ra trong kỷ nguyên laptop và ĐTDĐ, các công ty trên toàn thế giới đang dùng các trò chơi kỹ thuật số để đào tạo lớp nhân viên “hệ 20x”, những người không xử lý tốt với các hình thức làm việc truyền thống như viết tay, đọc văn bản.
Xu hướng đào tạo của tương lai
Công ty dược phẩm Nhật Bản Daiichi-Sanko bắt đầu bước vào thế giới game hồi mùa hè năm 2007, ngay trước khi hãng tung ra thị trường loại thuốc chống cholesterol Welchol để điều trị bệnh tiểu đường Týp II. Lúc đó, công ty quyết định cách tốt nhất để đào tạo cho lực lượng bán hàng trẻ của hãng cách tiếp cận thị trường chủ động, tương tác là… game. Daiichi đặt vấn đề với hãng thiết kế game kỹ thuật số BrandGames để tạo ra một trò chơi cho phép tất cả nhân viên bán hàng chơi theo kiểu đóng vai robot giết quái vật. Mỗi lần một nhân viên bán hàng bắt được một quái vật, nó sẽ cung cấp cho người đó một tuyên bố về công dụng của thuốc. Daiichi nói họ nhận thấy trò chơi rất hữu ích trong việc đào tạo nhân viên mà không cần phải bắt buộc họ học hành vất vả.
“Rất nhiều nhân viên trong lực lượng bán hàng của chúng tôi là những người trong độ tuổi 20. Chúng tôi muốn có một cái gì đó khuyến khích tinh thần làm việc của họ”, Debra Asbury, giám đốc đào tạo bán hàng của Daiichi, nói.
Thậm chí, Daiichi còn biến trò chơi giết quái vật của họ thành một cuộc thi và thưởng cho những người ghi điểm cao. “Tại lễ ra mắt sản phẩm, chúng tôi nhận thấy kiến thức của nhân viên tăng rõ rệt”, Asbury nói, “họ hiểu các công dụng khoa học, kỹ thuật mà chúng tôi muốn họ học”. Chương trình đào tạo bằng game thành công đến nỗi Daiichi đang tiến hành thêm trò chơi thứ hai.