- Thạo công nghệ thông tin nhưng 80% sinh viên sử dụng mạng xã hội làm việc riêng. “Chuyển hóa việc riêng thành ‘việc học” như thế nào?ữabệnhchángiảngđườti le nha cai
Buổi ra mắt của một trường học đặc biệt
80% làm việc riêng
TS Shaun Nykvist – giảng viên chính môn Ứng dụng ICT trong giáo dục, Trường ĐH Toán Tin, Khoa học Tự nhiên và Kĩ sư thuộc ĐH Công nghệ Queensland (Úc) đã chia sẻ như vậy với các giảng viên của Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) trong một hội thảo đầu tháng 12.
Khảo sát ở một số quốc gia như Nam Phi, Singapore, Malaysia, các quốc gia châu Âu, châu Mỹ cho thấy tỷ lệ sinh viên sử dụng các công cụ công nghệ, kỹ thuật số như máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy tính bảng, mạng xã hội… rất cao.
Blackboard – một trong những công cụ mà ĐH Công nghệ Queensland, Úc đang sử dụng trong giảng dạy |
Cụ thể như ở ĐH Công nghệQueensland: 87,9% sinh viên có điện thoại thông minh, 27,4% sinh viên sử dụngmáy tính bảng, 94,6% có kết nối Internet, 88,3% thường xuyên sử dụng email; trong khi tỷ lệ sử dụng các mạng xã hội là: Facebook 87,4%, Youtube 67,3%,Instagram 50,1%. 81,5% người dùng các công cụ này ở độ tuổi từ 15-22 tuổi.
Tuy vậy, ít người dùng để học, mà chủ yếu phục vụ các nhu cầu cá nhân.
Nghiên cứu cho thấy, nếu như trước đây sinh viên sử dụng ½ thời gian của mình dành cho việc chia sẻ xã hội thì hiện tại con số này đang là 80%.
“Đây là một thách thức với các nhà giáo dục” – ông Shaun Nykvist nhận định.
Thực trạng này cũng đặt ra một vấn đề là nhà trường phải làm thế nào để thu hút và lôi kéo sự tham gia của sinh viên vào việc sử dụng ICT trong học tập.
Bản thân TS Shaun Nykvist từ 1-2 năm trở lại đây đã chủđộng hạn chế các bài giảng truyền thống và tăng số lượng các bài giảng mang tính tương tác với sinh viên qua các phần mềm tương tác và kết hợp dạy học tíchhợp giữa online và trực tiếp.
Tuy nhiên, dạy học trực tiếpsẽ rất khó khăn cho những sinh viên ở xa trường đại học và các sinh viên quốctế không có khả năng chi trả để đến lớp nên dạy học online là giải pháp.
“Nói không” với ICT: Không được nhận
Không chỉ sinh viên Việt Nam, nhiều sinh viên Úc cũng than thở rằng các bài giảng trên giảng đường thật làbuồn tẻ và họ thường đi tìm kiến thức ở những nguồn khác thú vị hơn.
“Ở Úc, một năm học có 3 họckỳ, mỗi học kỳ kéo dài từ 10-16 tuần. Tuần đầu tiên, số lượng sinh viên đến lớplà 600, nhưng đến tuần thứ 9 thì con số này chỉ còn 30, bởi vì ở nhiều trường, việc tới lớp đầy đủ là không bắt buộc, mà đánh giá kiến thức kĩ năng của người học mới là bắt buộc” – ông Shaun Nykvist nói.
Lído chính của sự buồn chán này là việc giảng viên không có đủ các kĩ năng ICT để thiết kế những bài học thú vị mà thay vào đó họ thường đưa các videoclip đọcbài giảng lên website cho sinh viên xem.
Theoông Shaun Nykvist, chuyển đổi giáo dụcđại học theo hướng áp dụng ICT không phải chỉ là việc đưa một video hoặc một bài giảng đưa lên mạng và trông chờ sinh viên xem nó.
Bởi vì trung bình một sinh viên chỉ đủ kiên nhẫn từ 5-6 phút để xem một video bài giảng.
Tiến sỹ Shaun Nykvist - giảng viên chính môn Ứng dụng ICT trong giáo dục, Khoa Toán Tin, ĐH Công nghệ Queensland, Úc |
Bên cạnh đó, nhiều hệ thống quản lí việc học online không có khả năng khuyến khích sinh viên phát triển các kĩ năng tư duy bậc cao hay giải quyết vấn đề vì những người thiết kế phần mềm chủ yếu là các kĩ sư công nghệ không có nền tảng về giáo dục và dạy học.
Có nhiều trường đại học trên thế giới sử dụng hạ tầng công nghệ đắt đỏ. Tuy nhiên,vấn đề sử dụng công nghệ không xuất phát từ hạ tầng, mà ở chỗ người sử dụng học được gì dựa trên tài nguyên và hạ tầng đó. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào giảng viên cũng như mục đích học tập của sinh viên.
Hiện tại, các trường thựchiện chuyển đổi đang cố gắng áp dụng phương pháp sư phạm gắn với ICT và khuyếnkhích sinh viên mang các công cụ ICT của họ tới lớp thay cho việc đầu tư cơ sởhạ tầng công nghệ thông tin đắt đỏ và tốn kém.
Các công cụ mở như Moodle haycác công cụ khác được cung cấp bởi Google như google sites, email, groups,hangout cũng được sử dụng. Giảng viên được đào tạo kĩ năng sử dụng ICT vàkhuyến khích sử dụng các phần mềm miễn phí.
Riêng ĐH Công nghệ Queensland(QUT) cũng có những cách làm riêng để chuyển đổi phương pháp giảng dạy.
Đặc biệt, các giảng viên mớivào trường đều được đào tạo cách sử dụng ICT trong giảng dạy. Nếu giảng viên không đảm bảo yêu cầu này sẽ không được nhận.
Ngoài ra, ĐH Công nghệ Queensland còn áp dụng một số cách làm khác như: chuyển đổi bài giảng thành những khóa học trực tuyến (MOOC’s) miễn phí, chia khóa học truyền thống thành những phần kinh nghiệm học tập nhỏ để sinh viên có thể chọn lựa từ loạt kinh nghiệm đó, việc trao bằng cấp hoặc giấy chứng nhận cho sinh viên đã hoàn thành khóa học trực tuyến thông qua các trường danh tiếng khác cũng đang được xem xét.
- Nguyễn Thảo(ghi)