Tiểu thuyết Số đỏ là một tác phẩm đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của "ông vua phóng sự đất Bắc" Vũ Trọng Phụng.
Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính Xuân Tóc Đỏ,ệnmạomớicủaSốđỏsaugầnnănhận định coventry từ một kẻ hạ lưu bỗng chốc đổi đời, nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa những năm đầu thế kỷ XX. Để tôn vinh một trong những danh tác tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam, Đông A đem đến cho bạn đọc một số điểm thú vị và mới mẻ trong ấn bản Số đỏ lần này.
'Số đỏ' phiên bản mới của Đông A. |
Bản in mới này in lại theo bản in của Lê Cường Editeur MCMXXXVIII (1938) - đây là bản Số đỏ đầu tiên được in đầy đủ và cũng là bản sách duy nhất được in khi tác giả Vũ Trọng Phụng còn sống. Ban đầu, Số đỏ được tác giả ra mắt người đọc dưới dạng truyện đăng đều kỳ trên tuần san Hà Nội Báo (từ số 40, ra ngày 7/10/1936) liên tục 16 kỳ (tương ứng với 16 chương) thì bị dừng (năm 1937, do tờ Hà Nội Báo bị cấm).
Bản in của Nhà xuất bản Lê Cường năm 1938 là bản in đầu tiên có đầy đủ 20 chương của tác phẩm. Đến năm 1946, khi tác giả đã mất được 7 năm, tác phẩm mới được in lần thứ hai bởi một nhà xuất bản khác. Điều này có nghĩa, bản in Lê Cường Editeur MCMXXXVIII (1938) là ấn bản đầy đủ đầu tiên và duy nhất có sự tham gia trực tiếp của tác giả Vũ Trọng Phụng.
Với việc làm lại bản in Lê Cường Editeur MCMXXXVIII (1938), Đông A mong muốn bạn đọc sẽ được tiếp cận một văn bản quý mà ngày nay hiếm người còn được thấy. Điều này vừa có ý nghĩa với giới sưu tầm, vừa cần thiết cho những người quan tâm, yêu mến, hoặc nghiên cứu về tác phẩm và phong cách sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
Họa sĩ Thành Phong vẽ minh hoạ trong bản in này. Hoạ sĩ Thành Phong được đông đảo độc giả biết đến và yêu thích với các dự án truyện tranh và minh họa từ hài hước đến nghiêm túc như Thương nhớ thời bao cấp, Sát thủ đầu mưng mủ, Phê như con tê tê, Long thần tướng... Anh cũng từng hợp tác với Đông A để minh họa cho hai cuốn tiểu thuyết lịch sử là Trần Khánh Dư và Trần Quốc Toản.
Minh hoạ của hoạ sĩ Thành Phong. |
Ngoài ấn bản phổ thông, Đông A sẽ phát hành một số phiên bản đặc biệt của cuốn Số đỏ, như sau: 500 bản giới hạn, 100 bản tri ân, 105 bản đặc biệt làm thủ công, ruột in trên giấy dó, trong đó bao gồm 5 bản ký hiệu lần lượt Đ, Ô, N, G, A và 100 bản đánh số từ ĐA_001 đến ĐA_100 (20 bản chữ V đánh số từ ĐA_001 đến ĐA_010 và 10 số tự chọn khác, bọc bìa bằng da bò nhập khẩu từ châu Âu; 80 bản chữ S đánh các số còn lại, bọc bìa bằng da công nghiệp Microfiber). Cả 3 loại ấn bản trên đều có đóng dấu đỏ của Đông A dành cho người sưu tầm và chơi sách.
Đại diện Đông A cho hay, với những cố gắng trong việc thực hiện lại một bản in quý hiếm, bổ sung tranh minh họa ấn tượng, đơn vị này mong muốn sẽ góp phần vào việc đưa cuốn danh tác này trở về đúng vị trí - là một trong những cuốn sách hàng đầu của văn học Việt Nam, ít nhiều góp phần vào việc giúp bạn đọc cảm nhận được sự trân quý đối với từng con chữ của một nhà văn bậc thầy.
Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Năm 18 tuổi, ông bắt đầu bước chân vào làng văn với truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên tờ Ngọ Báo. Năm 1933, trên báo Nhật Tân, ông ra mắt phóng sự Cạm bẫy người, và một năm sau tiếp tục với phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, gây được tiếng vang lớn trong dư luận với giọng văn châm biếm, trào phúng. Trong chưa đầy 10 năm cầm bút, ông để lại hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch cùng hàng trăm bài báo, bài phê bình và tranh luận văn học, nổi tiếng nhất trong số đó phải kể đến các tiểu thuyết Số đỏ và Giông tố. Người đương thời xưng tụng ông là “vua phóng sự đất Bắc” và là “Balzac của Việt Nam”. Năm 1939, ông qua đời bởi căn bệnh lao phổi trong tình trạng nghèo túng khi mới 27 tuổi. |
Tình Lê
'Sống đủ' là cuốn sách chia sẻ những quan sát cá nhân và các câu chuyện miêu tả một lối sống xanh lành của nước Nhật truyền thống nhưng đã bị phai mờ.