Các trung tâm dạy nghề sửa chữa điện thoại mất hút, vì sao?_kq mazatlan

Trung tâm dạy nghề sửa điện thoại giảm hẳn

Cách đây 7-8 năm,áctrungtâmdạynghềsửachữađiệnthoạimấthútvìkq mazatlan các trung tâm dạy nghề sửa chữa điện thoại di động đặc biệt nở rộ tại TP.HCM. Quảng cáo của các trường dạy nghề sửa chữa điện thoại nhan nhản trên nhiều tờ báo giấy. Có thể kể đến những cái tên như Tân Trí, CPS, HPT, Trung Tân, DDC... cùng với vài trường trung cấp nghề khác. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, những cái tên kể trên không còn, số lượng trung tâm dạy nghề có tiếng không đếm nổi trên năm đầu ngón tay.

Chỉ một số trung tâm dạy nghề sửa chữa điện thoại còn bám trụ được thời điểm hiện tại.

“Những năm trước có một lớp đối tượng đi học nghề sửa điện thoại để về quê mở cửa hàng. Tuy nhiên càng về sau kinh doanh cửa hàng nhỏ gặp khó khăn nên nhóm này không còn nữa, có thể là nguyên nhân khiến học viên giảm xuống, các trường dạy nghề vì thế cũng đóng cửa”, ông Đạt Nguyễn - Điều hành hệ thống Di Động Việt, người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành sửa chữa và kinh doanh điện thoại - cho biết.

Ngoài ra, theo ông Huỳnh Phú Hải - Giám đốc chuỗi Bệnh viện điện thoại 24H (TP.HCM), chuyên dạy và sửa chữa điện thoại di động - cho rằng nhiều trung tâm dạy nghề kiểu cũ không có một trung tâm sửa chữa làm bổ trợ nên dễ bị không cập nhật với sự phát triển rất nhanh của ngành điện thoại, khiến năng lực yếu dần và không đáp ứng được nhu cầu phát triển, khiến phải đóng cửa.

“Giảng viên dạy nghề cần phải cập nhật kiến thức liên tục. Học viên càng cần phải có các điện thoại mới để “vọc”, nếu không kiến thức học được sẽ mai một rất nhanh. Vì thế các trung tâm dạy nghề có thêm cả trung tâm sửa chữa thì người dạy và người học sẽ liên tục được cầm máy mới trên tay để sửa chữa và cập nhật khiến kiến thức. Khi đó việc học và dạy mới hiệu quả”, ông Hải phân tích.

Nhu cầu tuyển dụng kỹ thuật viên vẫn rất cao

Ông Nguyễn Văn Doanh, Giám đốc chuỗi sửa chữa Điện thoại Vui, cho biết nhu cầu tuyển dụng thợ sửa chữa vẫn rất lớn, mức lương cạnh tranh.

“Chúng tôi có khoảng gần chục trung tâm sửa chữa, mở cửa hàng nào khách cũng vào đông nên nhu cầu sửa chữa là cao, do đó nhu cầu cần học viên lớn, không hề suy giảm”, ông Doanh khẳng định. Cũng như ông Đạt, ông Doanh cho rằng nhu cầu học sửa điện thoại để mở cửa hàng giảm mạnh có thể là nguyên nhân khiến nhóm đối tượng đi học ít đi, dẫn đến các trung tâm dạy nghề giảm hẳn.

Tuy nhiên, như đã nói, nhu cầu học việc để vào các trung tâm sửa chữa lớn vẫn cao, không hề suy giảm.

Ông Đạt cho biết nhu cầu tuyển nhân viên kỹ thuật ở chỗ ông vẫn có, tuy nhiên hầu hết sẽ tự đào tạo để đảm bảo chất lượng và văn hoá làm việc.

Nhu cầu sửa chữa điện thoại của người dùng vẫn cao nên vẫn cần nhiều kỹ thuật viên giỏi nghề.

“Các em giỏi nghề làm vài năm sẽ nhảy qua chỗ khác để có mức lương cạnh tranh hơn. Thế là chúng tôi lại phải đào tạo lại lớp mới. Chu kỳ cứ xoay như thế và việc cần nhân viên kỹ thuật luôn có”, ông Đạt giải thích.