Vụ chuyến bay giải cứu, nhiều bị cáo khai chia nhau tiền hối lộ_ket qua bong da 7m ma cao

Theụchuyếnbaygiảicứunhiềubịcáokhaichianhautiềnhốilộket qua bong da 7m ma caoo cáo buộc, Cục Quản lý xuất nhập cảnh được Bộ Công an giao nhiệm vụ tiếp nhận, xem xét, đề xuất, cho ý kiến việc phê duyệt kế hoạch tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước khi dịch Covid-19 bùng phát. 

Tại Phòng Tham mưu, ông Vũ Sỹ Cường (cán bộ, thành viên Tổ tham mưu) được phân công nghiên cứu, đề xuất, soạn thảo văn bản trình ông Vũ Anh Tuấn (Phó Trưởng phòng, Tổ trưởng Tổ giúp việc) ký nháy trình ông Trần Văn Dự (Phó Cục trưởng) ký văn bản trả lời Bộ Ngoại giao để cấp phép các chuyến bay cho doanh nghiệp. Ông Dự còn duyệt ký giấy miễn thị thực cho một số khách về nước.

Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các bị cáo đã có hành vi nhận hối lộ. Quá trình điều tra, xác định có 7 lần bị cáo Vũ Anh Tuấn báo cáo ông Trần Văn Dự về việc đã nhận của một số doanh nghiệp tổng số tiền 7,5 tỷ đồng. 

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: CTV

Sau đó, bị cáo Trần Văn Dự chỉ đạo chia cho mình và ông Tuấn mỗi người hơn 3 tỷ đồng, số tiền còn lại chi cho ông Cường và chi tiếp khách cá nhân. Bị cáo Dự còn bị xác định đã nhận trực tiếp 100 triệu đồng của 2 doanh nghiệp.

Tại phiên tòa xét xử vụ "chuyến bay giải cứu", bị cáo Dự khai, được bị cáo Tuấn báo cáo về số tiền nhận của doanh nghiệp tổ chức chuyến bay.

“Bị cáo Tuấn nói đó là tiền cảm ơn, bảo tôi xử lý sao cho hài hòa. Tôi và Tuấn nhận bằng nhau, còn Cường ít hơn. Trong 7 lần Tuấn báo cáo thì tôi nhận 3,5 tỷ, Tuấn 3,5 tỷ, còn lại Cường nhận”, lời khai của ông Dự.

Theo lời khai của cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, ngay từ khi một số cán bộ bị bắt, bị cáo đã nhận ra vấn đề.

Ông Dự trình bày đã về hưu từ tháng 3/2022. Trong 37 năm trong ngành công an thì 35 năm bị cáo “rất sạch”, thời gian còn lại đã bị “vấy bẩn”. Hiện tại gia đình đã khắc phục 100% số tiền nhận hối lộ.

Trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, ông Trần Việt Thái (cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia) bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Cáo buộc cho rằng, quá trình tổ chức 8 chuyến bay "giải cứu" đưa người mãn hạn tù ở Malaysia về nước, ông Thái cùng bị cáo Nguyễn Lê Ngọc Anh và Nguyễn Hoàng Linh (đều là cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia) thu tiền trái quy định của pháp luật, cao hơn chi phí thực tế từ những người mãn hạn tù để chi và hưởng lợi bất chính, gây thiệt hại số tiền hơn 10 tỷ đồng.

Liên quan đến vụ án, bị cáo Đặng Minh Phương (cựu kế toán Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia) liên đới gây thiệt hại số tiền hơn 5,7 tỷ đồng. 

Về hưởng lợi bất chính, ông Thái nhận 580 triệu đồng; hai bị cáo Ngọc Anh và Hoàng Linh mỗi người nhận 480 triệu đồng; bị cáo Phương nhận 220 triệu đồng. 

Tại tòa, ông Thái khai, bị cáo là người quyết định mức thu cũng như việc chi. Đối với mức thu, bị cáo giao cho cán bộ khảo sát, tham vấn nội bộ.

Bị cáo Thái xin nhận sai sót khi đã quyết định trích một phần tiền thu được trái quy định để bồi dưỡng cho cán bộ Đại sứ quán theo tỷ lệ bị cáo 1,5 còn các bị cáo khác nhận 1,2 và 1. Tỷ lệ này căn cứ vào mức phụ cấp sinh hoạt phí ngoài nước của Nhà nước cấp cho cán bộ Đại sứ quán.

“Thời điểm đó dịch Covid chưa kết thúc, còn hơn 200 người chưa có điều kiện được về nước. Bị cáo xác định, sau khi đưa được nốt số đó về sẽ nộp lại tiền cho ngân sách nhà nước hoặc trả lại chủ sử dụng lao động”, lời khai của ông Thái.

Thừa nhận có sai phạm nhưng theo cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, việc chi bồi dưỡng cho cán bộ Đại sứ quán là việc phổ biến ở Malaysia, nếu không chi thì không huy động được người đi làm việc.