Thị trường nông thôn “khát” hàngViệt
Các phiên chợ đưa hàng Việt vềcác xã vùng sâu,àngViệtvẫnbỏngỏthịtrườngnôngthôtỷ lệ đá bóng vùng xa, vùng nông thôn được gọi là phiên chợ “Vui” với nhiềukỳ vọng sẽ mang nhiều niềm vui đến cho người tiêu dùng (NTD). Song trên thực tế,có nhiều phiên chợ kém vui do rất ít DN tham gia. Ông Trương Thanh Hương, PhóChủ tịch UBND xã Minh Hòa (huyện Dầu Tiếng), cho biết: “Phiên chợ dịp cuốitháng 4 vừa rồi là phiên chợ vui lần thứ 5 về Minh Hòa. Nhìn chung lần nàophiên chợ vui về, người dân trong xã cũng rất phấn khởi. Người tiêu dùng vừa đượcmua hàng Việt chất lượng cao, giá rẻ, được xem văn nghệ, đặc biệt có 30 hộnghèo còn được các DN tham gia bán hàng tại phiên chợ tặng quà. Song phiên chợlần này ít DN bán hàng và các mặt hàng tại phiên chợ cũng chưa phong phú, đa dạng”.
Doanh nghiệp Hưng Thành Tài với mặthàng chăn, drap, gối… thường xuyên tham gia bán hàng tại các phiên chợ vui tạiBình Dương. Ảnh: B.ANH
Chị Lê Thị Thu, công nhân cao su ởPhước Hòa (Phú Giáo) cho biết: “Chúng tôi ngày đêm cạo mủ, chăm sóc cây cao surất cực khổ. Do ở xa chợ tỉnh, chợ huyện, bà con thấy phiên chợ vui về là vuihơn tết bởi vừa xem văn nghệ, vừa được mua sắm với giá rẻ. Có nhiều sản phẩmkhuyến mãi bán 1 tặng 1 rất hấp dẫn. Nhưng các phiên chợ còn ít gian hàng vàthiếu nhiều mặt hàng tiêu dùng có uy tín trên thị trường”. Gặp gỡ trao đổi vớinhiều người tiêu dùng qua một số phiên chợ họ cũng cho biết tình trạng tương tự.Mong muốn của người tiêu dùng nông thôn là cần có nhiều phiên chợ được tổ chức,đồng thời hàng hóa phải phong phú hơn mới đáp ứng được nhu cầu.
Nhiều NTD cho biết họ rất “khát”hàng Việt chất lượng cao. Chị Lê Thị Hòa (xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng), cho biết:“Do là vùng sâu vùng xa, chợ xã, tiệm tạp hóa chỉ bán đồ ăn thường ngày, chợhuyện cũng bán rất ít hàng, phiên chợ vui thì thỉnh thoảng mới tổ chức, PhướcHòa năm trước được 3 phiên, song NTD vẫn thiếu hàng Việt, đành phải đi về cácsiêu thị rất xa xôi, vất vả”.
Thực tế có nhiều NTD ở các xãvùng xa Dầu Tiếng, Phú Giáo dù đường xa 70 - 80km, nhưng khi cần thiết phải xuốngBig C Bình Dương mua sắm. Rõ ràng thị trường hàng tiêu dùng ở vùng nông thôn củaBình Dương vẫn còn bỏ ngỏ!
Mời gọi bằng chính lợi ích của DN
Trả lời về vấn đề ít DN tham giaphiên chợ vui, bà Nguyễn Thạnh Mỹ, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mạivà Thông tin kinh tế, cho biết: “Đúng là số DN tham gia phiên chợ mấy năm gầnđây ít hơn so những năm đầu triển khai chương trình. Điển hình như phiên chợgiáp lễ 30-4 vừa rồi tại Minh Hòa chỉ có 16 DN với 40 gian hàng. Do một số DNthường xuyên theo phiên chợ chưa sắp xếp được nhân sự nên vắng mặt. Do vậy,doanh số của phiên chợ Minh Hòa chỉ đạt khoảng 430 triệu đồng, thua xa cácphiên chợ “bạc tỷ” tổ chức ở Dầu Tiếng, Uyên Hưng, Phước Hòa dịp đầu năm 2014 vừaqua.
Trao đổi với chúng tôi về giảipháp để các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn hiệu quả hơn, bà Nguyễn ThạnhMỹ, cho biết: “Rút kinh nghiệm các phiên chợ kém vui, phương hướng tới chúngtôi sẽ nâng “chất” phiên chợ từ số lượng DN tham gia bán hàng cũng như chủng loạihàng hóa cùng các chính sách khuyến mãi, giá tốt. Chúng tôi đặt ra chỉ tiêu mỗiphiên chợ phải có ít nhất 20 DN, 50 gian hàng, kêu gọi các DN bảo đảm giá cả tốtcho NTD”.
Trước câu hỏi nếu DN vẫn từ chốitham gia thì sao? Bà Mỹ tỏ ra rất quyết tâm: “Chúng tôi sẽ áp dụng “chiêu” mờigọi DN bằng chính lợi ích DN. DN cần phải tham gia bán hàng tại phiên chợ để khảosát thị trường, thái độ của NTD để có hướng tự làm mới, nâng cao chất lượng sảnphẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu NTD và mở rộng thị trường tiêu thụ… Đồng thời,chúng tôi cũng hỗ trợ các DN một cách thiết thực hơn trong việc mở rộng thị trườngở vùng sâu, vùng xa”.
Với những giải pháp vừa nêu, hy vọngcác phiên chợ sau sẽ chất lượng hơn, để cả người mua, người bán đều hài lòng. Đặcbiệt, để thỏa mãn “cơn khát” hàng Việt của NTD nông thôn, các DN cần phải nỗ lựchơn nữa để đưa hàng hóa của mình đến với các phiên chợ vui, cũng như chiếm lĩnhthị trường nông thôn.
BẢO ANH