Học tập và làm theo Bác: Lan tỏa sâu rộng, tạo chuyển biến rõ nét_lich thi dau tu ket c1

Bài 4: Làm theo Bác gắn với đổi mới giáo dục - đào tạo

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam,ọctậpvàlàmtheoBácLantỏasâurộngtạochuyểnbiếnrõnélich thi dau tu ket c1 là tấm gương sáng ngời để mỗi người học tập. Với ngành giáo dục - đào tạo (GD-ĐT), mỗi nhà giáo đều xác định học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với nhiệm vụ của ngành, đặc biệt thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT.

Bà Nguyễn Hồng Sáng, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được ngành cụ thể hóa bằng nội dung “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đưa việc làm này trở thành hoạt động thường xuyên. Với yêu cầu “Dân chủ trong hoạt động - nêu gương trong đời sống - trách nhiệm trong công việc”, mỗi thầy, cô giáo phấn đấu thực hiện “Đạo đức nêu gương, lời nói chuẩn mực, tự học và sáng tạo”. Đối với người thầy, yêu cầu đầu tiên phải là tấm gương sáng cho học sinh (HS) noi theo về mọi mặt. Thực hiện cuộc vận động đạo đức, tự học và sáng tạo, sở đã phối hợp với công đoàn ngành phát động từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên tự rèn luyện về nhân cách, cụ thể về đạo đức nhà giáo, năng lực thực hiện nhiệm vụ, nêu cao lòng nhân ái bằng hành động, lời nói trong hoạt động giáo dục và sinh hoạt; phấn đấu nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học. Học tập và làm theo Bác, từng nhà giáo đã vận dụng vào công việc giảng dạy hàng ngày của mình. Thể hiện trách nhiệm với nghề, các nhà giáo không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học nhằm đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và chuẩn cán bộ quản lý giáo dục. Đến nay, 100% nhà giáo trên địa bàn tỉnh đã đạt trình độ chuẩn, số đạt trên chuẩn cũng tăng lên đáng kể.

Ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen của UBND tỉnh cho các nhà giáo có công bồi dưỡng học sinh giỏi, năm học 2016-2017.
Ảnh:
H.THÁI

Có thể thấy, với đặc thù của ngành, các thầy cô giáo đã học tập, làm theo Bác gắn với nhiệm vụ chuyên môn. Bà Phạm Thị Tiền, Trưởng phòng GD-ĐT TX.Bến Cát nhận xét: “Học tập ở Bác, giáo viên ở các trường trên địa bàn đã chủ động, linh hoạt trong soạn giáo án, giảng bài có chất lượng, đạt hiệu quả cao; tích cực thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực, bảo đảm nghiêm túc, khách quan và chất lượng. Thầy cô tích cực trau dồi, học tập kinh nghiệm chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy HS làm trung tâm”.

Thực tế cho thấy, qua phong trào thi đua học tập và làm theo Bác đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dạy và học của toàn ngành nói chung. Điều này đã được từng người thầy thể hiện qua năng lực sư phạm; cùng nhau thi đua dạy tốt là một hành động thiết thực thể hiện lòng yêu nước, đồng thời phù hợp với thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Tâm huyết với nghề, đội ngũ nhà giáo luôn tìm tòi cái mới, phương pháp giảng dạy hay, phù hợp với từng đối tượng HS. Những năm qua, các thầy cô đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, tích cực đổi mới phương pháp dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Mỗi nơi một cách làm, tất cả đều một mục đích chung là nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Và tùy vào đặc điểm các bậc học, cấp học, các đơn vị đã tổ chức hội thi các môn văn hóa và nhiều hoạt động khác nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực, góp phần giáo dục kỹ năng sống và xây dựng môi trường văn hóa học đường cho HS.

Theo bà Nguyễn Hồng Sáng, để tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, toàn ngành GD-ĐT quán triệt và thực hiện sâu sắc những chuyên đề đã triển khai; triển khai và thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, trong năm học này, ngành giáo dục mầm non tập trung triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau chỉnh sửa. Giáo dục phổ thông tập trung tăng cường kỷ cương, nề nếp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, tiếp tục thực hiện đánh giá HS tiểu học. Giáo dục thường xuyên đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập; thúc đẩy việc học tập của người lớn. Giáo dục đại học triển khai các giải pháp đồng bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để sinh viên ra trường có việc làm; tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, mô hình nhà trường gắn với doanh nghiệp thông qua việc ký kết các hợp đồng; đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực.

 “Trong việc học tập, làm theo Bác, đa số cán bộ giáo viên, công nhân viên ngành GD-ĐT trong tỉnh đều thực hiện tốt, không vi phạm tư cách đạo đức nhà giáo. Đội ngũ nhà giáo luôn thực hiện đúng phương châm “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”; không ngừng học tập để nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay của ngành, đặc biệt là theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng”.

(Bà Nguyễn Hồng Sáng, Giám đốc Sở GD-ĐT)