Năm nay,óthểxemChungkếtthếgiớiLiênMinhHuyềnThoạibằngcôngnghệthựctếảsoi kèo bi nhiều sự kiện thể thao truyền thống đã bị tạm dừng trong thời gian dài, ngay cả khi các trận đấu được bắt đầu, quy mô khán giả thường bị hạn chế. Nhiều sự kiện thể thao điện tử đã sử dụng các nền tảng phát sóng trực tiếp, trong đó ứng dụng các công nghệ thực tế ảo để mang đến trải nghiệm mới lạ cho người chơi.
Là một trong những sự kiện thể thao điện tử có ảnh hưởng nhất, giải đấu CKTG Liên Minh Huyền Thoại S10 đang được tổ chức tại Thượng Hải. Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ngoài việc mở một số lượng khán giả xem trực tiếp nhất định trong trận chung kết, các vòng đấu khác diễn ra online và không có khán giả.
AR khởi động trận chung kết thế giới 2017 |
Để bù đắp sự tiếc nuối của khán giả và nâng cao không khí của trò chơi, đội ngũ sản xuất trò chơi của Riot Games, nhà phát triển của Liên Minh Huyền Thoại (League of Legends), đã áp dụng một số phương pháp thực tế tăng cường (AR), thực tế hỗn hợp (MR) và thực tế ảo (VR) trong chương trình phát sóng trực tiếp của trò chơi.
Các công nghệ thực tế mở rộng (Extended Reality – XR, thuật ngữ bao gồm cả VR, AR và MR) đã "trang trí" phòng trò chơi đơn giản ban đầu thành một đấu trường đầy yếu tố khoa học viễn tưởng.
Một phần Đài quan sát Urban Canyon AR là bối cảnh sân khấu Chung kết thế giới Liên Minh Huyền Thoại 2020 |
Ở mùa giải năm nay, Rokid đã tuyên bố hợp tác với Tencent Games để cùng xây dựng Đài quan sát Urban Canyon AR tại Thượng Hải. Đeo kính AR Rokid Vision trên đài quan sát, nhìn vào Oriental Pearl Tower Thượng Hải, các khán giả có thể thưởng thức những trận đấu trong bối cảnh thực tế tăng cường.
Trong quá trình trò chơi được phát sóng trực tiếp, bạn cũng có thể nhìn thấy con rồng cổ đại trong Liên Minh Huyền Thoại ở chế độ AR, như thể bạn đang ở hẻm núi của bản đồ Summoner's Rift trong trò chơi.
Người xem có thể theo dõi phát sóng trực tiếp bằng kính AR |
Trước đó, vòng Chung kết toàn cầu The International (TI) của Dota 2 là sự kiện thể thao điện tử đầu tiên thường xuyên sử dụng công nghệ AR. Ban đầu, AR được sử dụng để hiển thị đội hình đã chọn của 2 đội thi đấu trên sân khấu trong trận chung kết và nó cũng đã trở nên phổ biến về sau.
Trên thực tế, AR Dragon của mùa giải Chung kết thế giới Liên Minh Huyền Thoại năm 2017 là minh chứng thành công nhất của công nghệ AR trong đấu trường thể thao điện tử. Hình ảnh ngoạn mục của con rồng cổ đại hạ xuống sân vận động Quốc gia Bắc Kinh (còn được gọi là SVĐ Tổ chim) thực sự gây sốc với thời điểm đó.
Dù trên thực tế khán giả bắt buộc phải nhìn qua màn hình mới có thể thưởng thức trọn vẹn màn trình diễn này chứ không thể trải nghiệm trực tiếp trên sân vận động. Ở một số giải đấu khác là KPL League, World Champions Cup và Winter Champions Cup của Liên Quân Mobile (King of Glory) cũng đã nhiều lần sử dụng công nghệ AR và MR để thể hiện cảnh bay lượn trên bầu trời.
AR mở đầu trận chung kết KPL |
Trở lại với Liên Minh Huyền Thoại, loạt trận chung kết năm nay dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 31/10 tới đây, tại sân vận động Phố Đông, Thượng Hải. Theo ghi nhận, sẽ chỉ có 6312 chỗ ngồi miễn phí để theo dõi trực tiếp các trận đấu diễn ra tại đây và người xem có thể tự do đăng ký để có cơ hội nhận được vé mời.
Số liệu công bố từ đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp vé cho thấy, đã có hơn 1 triệu lượt đăng ký chỉ sau 4 tiếng và đến hết ngày 21/10 con số này đã lên đến 3,2 triệu. Như vậy, chỉ có xác xuất 0,2% cơ hội nhận được vé xem trực tiếp trận chung kết tại sân vận động.
Do số lượng chỗ ngồi hạn chế và tỷ lệ quay trúng vé quá thấp, thị trường chợ đen đã bắt đầu bán ra vé xem trận chung kết với mức giá ban đầu vào khoảng 88 nhân dân tệ (khoảng 305 nghìn đồng) từ ngày 15/10. Đến thời điểm hiện tại, lượng vé mời ngày càng khan hiếm và đã được thổi giá lên tới 15.900 tệ đến gần 30.000 tệ (từ 55 triệu đồng đến 105 triệu đồng).
Điệp Lưu
Bilibili đã đạt được thỏa thuận với Riot Games trong việc phát sóng các giải đấu Liên Minh Huyền Thoại ở Trung Quốc trong 3 năm tới.