Lạng Sơn đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế cửa khẩu_kèo bóng đá tv net
Lạng Sơn đẩy mạnh đầu tư hạ tầng,ạngSơnđẩymạnhđầutưhạtầngpháttriểnkinhtếcửakhẩkèo bóng đá tv net phát triển kinh tế cửa khẩu
Huỳnh Anh(Dân trí) - Tỉnh Lạng Sơn tập trung thu hút đầu tư vào hạ tầng giao thông và kinh tế cửa khẩu. Các dự án chiến lược của tỉnh sẽ góp phần tăng cường liên kết vùng và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Lạng Sơn thúc đẩy quy hoạch toàn diện, tăng tốc phát triển kinh tế cửa khẩu
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1371 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh Lạng Sơn đặt ra mục tiêu tập trung triển khai thực hiện các dự án đầu tư, tiếp tục rà soát, cập nhật các dự án đang triển khai trong giai đoạn 2021-2025 và bảo đảm tính khả thi trong giai đoạn 2026-2030 trong lĩnh vực giao thông kết nối vùng, liên vùng.
Đặc biệt là các tuyến đường tạo ra không gian phát triển mới, tăng cường khả năng kết nối với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn và Quảng Ninh. Mở mới, nâng cấp các tuyến đường tỉnh, các nút giao kết nối với tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng.
Cùng với đó, tỉnh Lạng Sơn cũng cần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, dự án tạo động lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu...
Đối với dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn ngoài vốn đầu tư công, trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh Lạng Sơn tập trung ưu tiên thu hút dự án đầu tư vào các lĩnh vực như công nghiệp; dịch vụ; nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, về lĩnh vực công nghiệp, ưu tiên thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Lộc Bình.
Các cụm công nghiệp được bố trí tại các vị trí kết nối thuận tiện với các tuyến hành lang kinh tế dọc theo cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Quốc lộ 4A và cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh nối Lạng Sơn với Cao Bằng, Quốc lộ 4B nối Lạng Sơn với Quảng Ninh.
Tỉnh Lạng Sơn cũng cần thu hút các dự án phát triển ngành sản xuất và chế biến, tập trung chế biến nông lâm sản quy mô lớn, cơ sở chế biến, chế tạo ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch; dự án phát triển ngành năng lượng tái tạo, phát triển các khâu trong chuỗi cung ứng ngành điện gió; các ngành công nghiệp phụ trợ, điện tử, tái chế và sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Trong lĩnh vực dịch vụ, tỉnh ưu tiên thu hút các dự án thương mại và dịch vụ kinh tế cửa khẩu; du lịch; dịch vụ vận tải, kho bãi, logistics. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần thu hút các dự án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với hệ thống hạ tầng đồng bộ, sản phẩm đa dạng, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao.
Đối với Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và các cửa khẩu trên địa bàn, tỉnh tập trung thu hút và mở rộng các dự án phát triển các kho, bãi có sức chứa lớn, đa dạng về công năng tùy theo đặc tính thương phẩm và quy trình lưu thông của hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu. Tập trung hoàn thành đầu tư thí điểm và vận hành mô hình cửa khẩu thông minh.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư
Cụ thể tỉnh Lạng Sơn sẽ thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; thu hút đầu tư phát triển; phát triển nguồn nhân lực; phát triển khoa học và công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ môi trường; bảo đảm nguồn lực tài chính; đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Trong đó, tỉnh Lạng Sơn tập trung thực hiện có hiệu quả đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh; xây dựng, hoàn thiện các đề án mở chính thức, nâng cấp cửa khẩu phụ, lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa, nâng cấp cửa khẩu song phương, cửa khẩu quốc tế trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; nhanh chóng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư các công trình trọng điểm thực hiện xúc tiến và hỗ trợ đầu tư chuyên nghiệp, thu hút nguồn lực ngoài ngân sách để phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư.
Tỉnh Lạng Sơn sẽ tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc đối với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu; rà soát, thu hồi, chấm dứt đối với các dự án triển khai chậm, kém hiệu quả.
Phát triển và cung ứng nguồn nhân lực bảo đảm thực hiện thành công các khâu đột phá phát triển của tỉnh, nhất là nhân lực trong các lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục; đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục...