Chứng nhận MFi của Apple có ý nghĩa gì?_ket qua bong tbn

Chứng nhận MFi và biểu tượng của chất lượng

Chứng nhận MFi (Made for iPod) lần đầu tiên được giới thiệu vào ngày 11/01/2005 tại triển lãm Macworld,ứngnhậnMFicủaApplecóýnghĩagìket qua bong tbn với mục đích đảm bảo rằng iPod (với đầu nối 30-pin phức tạp) sẽ hoạt động tốt với tất cả các phụ kiện và bộ sạc đi kèm. Kể từ đó, các nhà sản xuất phụ kiện bắt đầu chạy đua trong việc nghiên cứu và tích cực tham gia các bài kiểm tra "khó nhằn" của Apple để được chứng nhận đạt chuẩn MFi, bao gồm thử nghiệm về độ an toàn (quá nhiệt), độ bền, khả năng tương thích và khả năng kiểm soát thông qua jack cắm tai nghe. Và tất nhiên, Apple sẽ thu một khoản tiền gọi là "bản quyền" từ nhà sản xuất sau khi họ đã vượt qua kiểm tra và được cấp chứng nhận MFi.

Từ năm 2010 đến nay, MFi xuất phát từ tiêu chuẩn chỉ dành riêng cho iPod nay đã trở thành "Made for iPod, iPhone and iPad" tuy nhiên quy trình kiểm tra chứng nhận vẫn không có gì khác biệt so với trước đó: Các nhà sản xuất phụ kiện (cáp Lightning, gamepad, bộ điều khiến Bluetooth…) đều phải thông qua các bài kiểm tra tương thích và an toàn, đồng thời trả cho Apple một khoản tiền bản quyền để nhận được dòng chữ "Made for iPhone" dán trên bao bì sản phẩm của họ.

Cuối cùng, người dùng được sử dụng những sản phẩm đáng tin cậy, các nhà sản xuất được chứng nhận MFi giúp khẳng định chất lượng, tăng doanh thu và Apple có thêm một khoản thu nhập mà không cần phải bỏ ra quá nhiều công sức.

Phụ kiện không được chứng nhận Apple có thật sự tệ hại?

Chưa hẳn vậy! Không phải tất cả các phụ kiện không có chứng nhận Apple đều là hàng "dỏm". Một số thiết bị như gamepad và tai nghe mặc dù thiếu chuẩn MFi tuy nhiên vẫn mang lại chất lượng sử dụng tuyệt vời. Nhưng nếu đó là cáp sạc iPhone, thì bạn nên vứt ngay nó đi thì hơn, trước khi thứ "rác rưởi" đó làm hư hỏng thiết bị của bạn.

Tại sao ư? Bởi các phụ kiện của Apple, đặc biệt với công dụng là truyền năng lượng như cáp sạc Lighting đều phải tuân theo một tiêu chuẩn cực kỳ cụ thể, với kích thước các linh kiện ăn khớp hoàn toàn với chuẩn MFi. Không giống như USB, tất cả các sợi cáp Lightning khi được xuất xưởng đều phải có chất lượng đồng nhất.

Ta thấy được sự khác biệt rõ rệt với cáp được chứng nhận MFi (bên trái) và cáp không được chứng nhận (bên phải)

Nếu không đáp ứng được các tiêu chí trên, dây cáp "dỏm" mà bạn đang sử dụng sẽ dẫn điện không chính xác hoặc tích nhiệt bên trong thiết bị. Nếu may mắn, dây cáp sẽ tự hỏng hoặc cháy trước khi điện thoại hoặc iPad mà bạn đang cầm trên tay phát nổ.

Vậy tại sao các phụ kiện khác như gamepad không dây hoặc tai nghe lại không nghiêm trọng tới mức như vậy? Đơn giản vì chúng không có chức năng truyền dẫn năng lượng (hoặc ở mức thấp), tất cả chỉ là sự tương thích. Nếu bạn đầu tư một tay cầm chơi game giá rẻ không có MFi, hãy hi vọng rằng tất cả các nút sẽ hoạt động đúng chức năng. Hay chuyển từ iPhone 7 lên iPhone X, tai nghe "không đạt chuẩn" mà bạn đang dùng vẫn còn có thể điều chỉnh tăng/ giảm âm lượng.

Làm thế nào để kiểm tra bộ sạc và phụ kiện được chứng nhận MFi?

Tương đối dễ dàng, cách thứ nhất, bạn có thể xem trên bao bì của sản phẩm có gắn mác "Made for iPhone" hoặc "Made for iPad" hay không, nếu có, hãy tạm tin phụ kiện của bạn sẽ dùng tốt với thiết bị iOS, còn nếu không? Hãy vứt bỏ nó ngay lập tức và tìm mua bộ phụ kiện khác có chứng nhận MFi của Apple.

Tuy nhiên với nền kinh tế thị trường hỗn độn và phức tạp như hiện nay, việc mua một sản phẩm với chứng nhận MFi giả mạo là điều không thể tránh khỏi. Đó là lý do tại sao Apple cho ra đời công cụ kiểm tra và hướng dẫn kiểm tra hàng giả ngay trên chính website của hãng. Nếu bạn không chắc chắn mình có mua phải hàng thật hay không, hãy kiểm tra nó trên công cụ tìm kiếm hoặc tiến hành kiểm tra giả mạo theo hướng dẫn của Apple.

Ngoài ra, chúng ta còn có một cách kiểm tra đơn giản khác, đó là thử cắm bộ sạc hoặc phụ kiện vào thiết bị Apple của bạn và xem điều gì sẽ xảy ra. Đa phần các thiết bị - đặc biệt là cáp Lightning được chứng nhận MFi sẽ có một con chip xác thực nhỏ ngay tại vị trí đầu nối, vì vậy thiết bị sẽ có thể nhận biết được phụ kiện có đạt chuẩn hay không. Chẳng hạn, khi kết nối dây cáp sạc không được chứng nhận vào iPhone hoặc iPad, một thông báo sẽ xuất hiện và cảnh báo "hoạt động không đáng tin cậy" với thiết bị của bạn. Tuy nhiên nếu bộ cáp sạc bạn đang dùng là chính hãng bóc máy từ Apple hoặc đã kiểm tra chứng nhận MFi mà vẫn hiện cảnh báo trên, thì hãy tạm coi như đó là một "lỗi" từ Apple và thoải mái sử dụng.

Cuối cùng, để chắc chắn mua được phụ kiện được chứng nhận từ Apple, tốt nhất bạn nên trực tiếp đi đến các cửa hàng hoặc trung tâm điện thoại uy tín tại khu vực mình đang sống. Nếu lười ra khỏi nhà, hãy đảm bảo lựa chọn đúng các cửa hàng bán phụ kiện online đáng tin cậy. Và cũng đừng nên quá tiết kiệm tiền mua sản phẩm giá rẻ để rồi "tiền mất tật mang".

Apple chuyển sang USB-C – MFi sẽ đi về đâu?

Kể từ năm 2015 trở lại đây, Apple đã chủ động chuẩn hóa kết nối USB-C thay cho Lightning bởi những ưu điểm tuyệt vời của nó, đồng thời có những tin đồn về thế hệ iPhone 2019 sắp ra mắt nhiều khả năng cũng sẽ sử dụng cổng sạc USB-C. Điều này đã làm dấy lên khá nhiều câu hỏi về tương lai của MFi nếu Apple loại biên hoàn toàn Lightning trong tương lai.

Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa hề đọc được một bài báo hay một mẩu thông tin nào đề cập đến cụm từ "chứng nhận MFi cho USB-C" (ngoại trừ loại cáp chuyển đổi USB-C sang Lightning), vì vậy nhiều khả năng chuẩn MFi sẽ bị xóa tên khỏi thị trường trong tương lai gần, hoặc Apple sẽ chuyển trọng tâm sang các loại phụ kiện không dây và ngoại vi…Thật khó để đoán trước được, tuy nhiên tất cả những gì chúng ta có thể khẳng định bây giờ là MFi sẽ luôn được coi là biểu tượng của sản phẩm chất lượng cao, và mãi mãi là như vậy.

Quang Minh (Theo How to Geek)