Betway

Tin thể thao 24H Dân văn phòng sáng gõ bàn phím, tối gảy đàn, đánh trống_ca cuoc uy tin

Dân văn phòng sáng gõ bàn phím, tối gảy đàn, đánh trống_ca cuoc uy tin

Áp lực với công việc,ânvănphòngsánggõbànphímtốigảyđànđánhtrốca cuoc uy tin nhiều người trẻ chọn học nhạc cụ để giải trí sau khi tan ca.

Kết thúc giờ hành chính, Thùy Trang (24 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) vội vàng chạy đến lớp học trống jazz. Mỗi ngày đều nhìn ánh sáng xanh từ màn hình máy tính suốt 8-10 tiếng, nhân viên đồ họa này mong muốn thư giãn nhờ âm nhạc.

3 buổi học mỗi tuần là thời gian cô cho phép mình tránh xa hoàn toàn công việc cùng thiết bị điện tử, chỉ sống cùng những thanh âm của dàn trống.

"Tôi biết chơi piano, ukulele và trống cajon, hiện tại học thêm bộ môn trống jazz. Tôi có đam mê với âm nhạc từ nhỏ, nhưng không theo đuổi chuyên nghiệp. Tôi coi đây như một sở thích ngoài công việc chính của mình", cô chia sẻ.

Sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng

Theo Thùy Trang, năm 7 tuổi, cô đã được gia đình đầu tư để có thể chạm tay vào phím đàn. Nhà không dư dả, cô hiểu cha mẹ đã phải tiết kiệm, dành dụm để cô được tiếp xúc với loại hình âm nhạc phương Tây.

Thùy Trang chi trả hơn 20 triệu đồng cho bộ trống để luyện tập.

Hiện tại, khi quyết định theo học trống jazz, cô xác định sẽ phải chi trả khoản tiền lớn cho nhạc cụ và học phí. Trong đó, bộ trống bình dân mà cô sử dụng để luyện tập có giá đến 20 triệu đồng, tương đương một tháng lương.

"Các nghệ sĩ trình diễn còn phải chi trả hàng trăm triệu đồng cho một bộ trống", Thùy Trang tâm sự.

Chưa kể, chi phí học trống cũng khá cao so với các loại nhạc cụ khác. Hiện nay tại Việt Nam, không có nhiều người theo đuổi và thành thạo bộ môn này. Số lượng giáo viên có trình độ chuyên môn đứng lớp dạy chỉ đếm trên đầu ngón tay.

"Mỗi lớp học trống chỉ có quy mô giới hạn do đặc thù của quá trình dạy và học nhạc cụ là 'cầm tay chỉ việc'. Tìm được thầy tốt rất khó khăn, tôi chấp nhận chi trả khoản học phí vài trăm nghìn đồng/buổi", cô nói.

Tương tự Thùy Trang, Ánh Quyên (25 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng theo học nhạc cụ sau giờ làm. Cô lựa chọn đàn tranh Trung Quốc (đàn Guzheng) bởi yêu thích các bài hát Hoa ngữ từ nhỏ.

Theo tìm hiểu của Ánh Quyên, những loại đàn được nghệ sĩ sử dụng để biểu diễn có giá hàng chục triệu đồng. Học viên nghiệp dư có thể dùng loại đàn bình dân hơn với giá khoảng 5 triệu đồng.

Đối với cô, đây là số tiền đáng kể so với thu nhập, tuy vậy vẫn bấm bụng chi trả vì quá thích thú.

Ánh Quyên dành thêm 2 triệu trang trí đàn tranh theo ý thích.

"Học phí của bộ môn đàn tranh hiện dao động trong khoảng 1,5-2 triệu đồng/khóa. Đây là mức giá thấp hơn so với tiền học nhạc cụ phương Tây", cô cho hay.

Tuy nhiên, mức đầu tư mua đàn và học phí vẫn không phải là chi phí lớn nhất. Vốn yêu thích văn hóa Trung Hoa, Ánh Quyên luôn tưởng tượng đàn tranh phải có những họa tiết truyền thống như hoa sen, cành trúc, cung điện...

Khi nhận ra mẫu đàn nguyên bản không có hoa văn như vậy, cô bỏ thêm vài triệu đồng trang trí đàn theo ý thích.

Theo đó, cô phải tìm đến tận xưởng làm đàn, đặt riêng các nghệ nhân khắc từng loại họa tiết.

"Số tiền tôi dành cho việc trang trí đàn tranh khó mà tính toán được", cô nói.

Khó theo đuổi đến cùng

Mỗi tuần 3 buổi học, Thùy Trang cho đó là thời gian không thể đủ để mình làm quen với trống jazz. Giáo viên khuyên cô cần dành ít nhất 3 tiếng mỗi ngày để luyện tập tại nhà, như vậy mới đủ để thành thạo các động tác trống một cách cơ bản.

Một số người bạn của cô theo đuổi sự nghiệp âm nhạc chuyên nghiệp cho biết cần 10 tiếng luyện tập mỗi ngày nhằm "sinh tồn" ở Nhạc viện.

"Năng khiếu âm nhạc chỉ là yếu tố thứ hai. Điều kiện tiên quyết để thành thạo một loại nhạc cụ là sự chăm chỉ phi thường", Thùy Trang nói.

Nhưng công việc tất bật tại văn phòng, đặc biệt là hàng loạt dự án dịp cuối năm liên tục ập đến, Trang khó lòng đáp ứng yêu cầu tập luyện. Thậm chí, khi không thể bắt kịp tiến độ lớp trống, cô còn áp lực hơn cả trễ deadline nơi công sở.

"Tôi tiếp xúc với nhạc cụ từ nhỏ, nhưng khi không có thời gian để theo đuổi nghệ thuật, bàn tay khéo léo trên phím đàn piano trở nên lóng ngóng và vụng về khi chạm vào đôi dùi trống", cô thở dài.

Tháng trước, Thùy Trang có ý định từ bỏ bộ môn này khi cảm thấy thua kém trong lớp học do không dành đủ thời gian luyện tập tại nhà.

Ánh Quyên gặp chấn thương khi luyện tập đàn tranh.

Ánh Quyên càng khó khăn hơn khi không có nền tảng nhạc lý từ trước.

"Giống như một chiến binh phải làm quen với chú ngựa chiến trước khi ra trận, tôi đã loay hoay khi lần đầu chạm vào đàn tranh", cô kể.

Khi luyện tập kỹ thuật vê, khớp nhịp điệu giữa tay trái và tay phải, đầu ngón tay Quyên đã chảy máu ngay trên dây đàn.

Sau nhiều buổi học, đôi tay cô căng cứng khiến việc gõ bàn phím máy tính hàng ngày tại văn phòng trở nên khó khăn.

Nhìn mười đầu ngón tay dán băng cá nhân của Ánh Quyên, người thân và bạn bè cho rằng cô đang "hành xác" thay vì giải trí sau giờ làm.

Ban đầu, cô tranh cãi với bạn bè để bảo vệ đam mê. Nhưng hiện tại, chính Quyên là người muốn bỏ cuộc trên con đường học đàn tranh. Ước mơ mang đàn đi khắp nơi cũng trở nên bất khả thi vì sự cồng kềnh của loại nhạc cụ này.

"Tôi sẽ cố gắng học thêm một tháng nữa. Nếu đầu ngón tay còn tiếp tục chảy máu, cản trở sinh hoạt hàng ngày, tôi đành bỏ dở đam mê", Ánh Quyên giãi bày.

Giáo viên ái ngại khi học trò nản chí

Trao đổi với Zing, Đặng Đình Minh (quận Đống Đa, Hà Nội), founder một trung tâm âm nhạc và giảng dạy các lớp trống, cho biết các lớp học của anh ngày càng vắng học viên.

Đình Minh thất vọng khi các lớp học thưa thớt dần.

"Ban đầu, số lượng học viên đăng ký lớp trống thường lên tới hơn 10 người. Sau 3 buổi, lớp học thưa thớt dần. Đến cuối khoá, chỉ còn khoảng 3 học viên trụ lại", anh tâm sự.

Theo chia sẻ của Minh, khó khăn của quá trình học trống nằm ở việc phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay và chân. Điều này khiến nhiều học viên từng thuần thục các loại nhạc cụ khác cũng nản chí.

Bên cạnh sự mệt mỏi do cường độ luyện tập cao, nhiều học viên tâm sự rằng gánh nặng tài chính cũng khiến họ không thể duy trì việc học tập.

350.000 đồng/giờ học là con số tương đối lớn với nhiều người trẻ.

Đình Minh cũng cho biết khi bắt đầu với trống, phần lớn học trò của anh chưa tính toán đến chi phí sửa chữa nhạc cụ. Trong quá trình học, dùi trống và mặt trống đều có khả năng hỏng. Những khoản chi phát sinh này khiến nhiều người không chịu được áp lực.

Mặc dù thông cảm cho học trò, song Đình Minh thừa nhận rằng việc giảng dạy các lớp học vắng vẻ khiến nhiệt huyết trong anh giảm dần.

"Khi còn là sinh viên tại Nhạc viện, tôi phải dùng nồi cơm điện thay trống để tập luyện mỗi ngày. Khi nào có tiết trên giảng đường, tôi và các bạn mới có cơ hội chạm tay vào bộ trống thật. Nhưng bây giờ, học viên chỉ đến lớp trống buổi tối sau khi tan ca không kiên trì được như vậy", anh nói.

Thùy Dung mong muốn học trò tâm huyết với đàn tranh, buộc phải luyện tập đàn tại nhà mỗi ngày.

Đồng tình với Đình Minh, giảng viên đàn tranh Nguyễn Thùy Dung (33 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết phần lớn học viên đến với lớp của cô đều mong muốn coi đây là hoạt động giải trí sau giờ làm.

Đang giảng dạy nhiều lớp online, Thùy Dung hiểu rằng học trò không thể sắp xếp thời gian nên mới chọn học nhạc cụ trực tuyến.

Tuy nhiên, nữ giảng viên vẫn đặt tiêu chuẩn cao để duy trì chất lượng lớp học. Nhiều người tỏ ra bất ngờ khi Thùy Dung đưa ra quy tắc bắt buộc phải luyện tập tại nhà mới được tham gia buổi học kế tiếp.

Theo chia sẻ của cô, đàn tranh có tới 19-21 dây, vì thế quy trình lên dây tương đối khó. Thời gian thực hành tại lớp không đủ để học viên làm chủ kỹ thuật đôi tay.

Dù biết sự khắt khe này có thể khiến nhiều học viên nghiệp dư e dè, cô vẫn muốn học trò nghiêm túc và tâm huyết với sở thích.

"Tôi muốn đào tạo một học viên thuần thục hơn đứng dạy một lớp không tiến bộ", Thùy Dung tâm sự.

Theo Zing

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap