FV đã thuộc về Tập đoàn Y tế Thomson (Singapore) sau thương vụ mua lại hơn 9.000 tỷ đồng. Bác sĩ Jean-Marcel Guillon khẳng định người Việt không cần đi Singapore mà có thể được điều trị với chất lượng tương đương ngay tại quê nhà.
\
_____
Host: Lan Anh
Khách mời:Bác sĩ Jean-Marcel Guillon,ệnhviệnFVChúngtôisẽđưayhọcSingapoređếnViệcách tính xiên 4 bóng đá Tổng giám đốc Bệnh viện FV
_____
Bác sĩ Jean-Marcel Guillon được xem là một trong những người đặt nền móng cho ngành y tế tư nhân ở Việt Nam khi tham gia thành lập Bệnh viện FV cách đây hơn 20 năm. Đến với theInsight, ông mang theo câu chuyện phát triển của y tế Việt Nam trong hàng chục năm qua, từ những bệnh viện tư nhân và đạt chuẩn quốc tế đầu tiên để giảm tải áp lực cho hệ thống công lập, đến sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây.
"25 năm trước, tôi nghĩ rằng y tế Việt Nam phát triển chậm hơn Thái Lan khoảng 25 năm, ít nhất là vậy. Nhưng bây giờ, Việt Nam rõ ràng đã bắt kịp và chỉ còn chậm hơn các quốc gia phát triển khác ở Đông Nam Á khoảng 5-10 năm. Vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhưng mọi thứ đang tốt hơn rất nhiều", bác sĩ Jean-Marcel Guillon đánh giá.
Sau thương vụ Tập đoàn Y tế Thomson mua lại FV với giá 381,4 triệu USD, tương đương hơn 9.000 tỷ đồng, bác sĩ Jean-Marcel Guillon cùng toàn bộ đội ngũ FV vẫn ở lại để tiếp tục hiện thực hóa tham vọng biến FV thành một trong những bệnh viện tốt nhất châu Á.
"Rất nhiều người Việt Nam muốn đến Singapore để điều trị hoặc tư vấn y khoa. Còn Thái Lan xem du lịch y tế là một ngành công nghiệp. Giờ đây, sao phải đi Singapore, Thái Lan nếu chúng ta có những bác sĩ xuất sắc và trang thiết bị, công nghệ hiện đại tương đương?", bác sĩ Jean-Marcel Guillon đặt vấn đề.
Hàng loạt kế hoạch đầu tư cụ thể đã được bác sĩ Jean-Marcel Guillon tiết lộ trong theInsight. Nhưng trên tất cả, ông nhấn mạnh "không có giới hạn nào" đối với sự phát triển của FV nói riêng và y tế Việt Nam nói chung trong thập kỷ tới.