Xã hội số tại Việt Nam: Thu hẹp khoảng cách giữa thực tế và tiềm năng_vào zbet

Kết quả nổi bật từ nghiên cứu “Vai trò của xã hội số trong sự phát triển bền vững của Việt Nam: Các hàm ý chính sách cho kỷ nguyên mới” được trình bày tại Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024 do Đại học RMIT phối hợp tổ chức cùng Trung tâm chuyển đổi số TP.HCM và Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM gần đây.

TheãhộisốtạiViệtNamThuhẹpkhoảngcáchgiữathựctếvàtiềmnăvào zbeto “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Việt Nam, khái niệm xã hội số xoay quanh việc tích hợp công nghệ số vào mọi mặt đời sống. Người dân được kết nối và sử dụng thành thạo các dịch vụ số, từ đó hình thành các mối quan hệ mới, thói quen số cũng như văn hóa số.

Bà Võ Thị Trung Trinh - Giám đốc Trung tâm chuyển đổi số TP.HCM và đồng tác giả của nghiên cứu, nhận định: "Sự phát triển của xã hội số tại Việt Nam thể hiện rõ ở ba khía cạnh chính gồm công dân số, cuộc sống số và thương mại số".

a1111.jpg
Bà Võ Thị Trung Trinh - Giám đốc Trung tâm chuyển đổi số TP.HCM phát biểu tại Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024. Ảnh: RMIT

Bà Trinh lấy việc ra mắt ứng dụng Công dân số TP.HCM mới đây như một ví dụ phản ánh xu hướng phát triển công dân số trên phạm vi toàn quốc. Trong những năm gần đây, Chính phủ tập trung mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến, bao gồm truy cập hồ sơ y tế, xin hộ chiếu hoặc giấy phép kinh doanh, nộp thuế... Tất cả đều nhằm mục đích tăng cường tương tác giữa Chính phủ và công dân.

Người dân cũng ngày càng đón nhận lối sống số. Quy mô người sử dụng Internet tại Việt Nam tiếp tục mở rộng mạnh mẽ, đạt 87 triệu vào năm 2024 và được Statista dự báo là sẽ vượt quá 100 triệu vào năm 2029.

Bà Trinh cho biết: “Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy quá trình áp dụng kỹ thuật số, với việc người dân sẵn sàng ứng dụng các nền tảng làm việc và học tập từ xa, cũng như sử dụng mạng xã hội để giao tiếp và tương tác ảo. Công nghệ Internet vạn vật cũng cho phép kết nối thông minh giữa các thiết bị và đồ gia dụng. Song song với đó, việc tiêu thụ phim ảnh, âm nhạc, show truyền hình và game trên nền tảng kỹ thuật số đã làm phong phú thêm lối sống kỹ thuật số”.

Người dân cũng đang tích cực tham gia vào thương mại điện tử thông qua việc bán hàng và mua sắm trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội như Zalo hay Facebook. Ngay cả nhiều người nông dân cũng đã bắt đầu tham gia vào các nền tảng thương mại điện tử trong nước. Sự tăng trưởng này đặc biệt đáng chú ý trong đại dịch Covid-19.

a222222.jpg
Khách tham dự Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024. Ảnh: RMIT

Mặc dù những thành tựu trên đáng khích lệ nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra một số thách thức cần giải quyết, bao gồm khuôn khổ pháp lý và thể chế chưa hoàn thiện, lực lượng lao động số chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế số và xã hội số.

Theo Chỉ số Cạnh tranh nhân tài toàn cầu năm 2023 (Nguồn: INSEAD, 2023), Việt Nam xếp thứ 75 trên toàn cầu, giảm một bậc so với năm trước đó và đứng xa sau các quốc gia Đông Nam Á khác như Singapore (thứ 2) và Malaysia (thứ 42). Điều này nêu bật yêu cầu phải đẩy mạnh phát triển kỹ năng số.

TS. Vũ Thị Kim Oanh - Giảng viên Đại học RMIT và đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Mặc dù người Việt được biết đến bởi khả năng linh hoạt và thích nghi nhanh với công nghệ số, nhưng chúng ta vẫn thiếu hụt nhiều chuyên gia cấp cao có thể dẫn dắt quá trình chuyển đổi số”.

Hơn nữa, tuy xã hội số mang lại nhiều tiện nghi mới và hiện đại cho cuộc sống, nó cũng đặt ra thách thức cho con người như các vấn đề an toàn thông tin, lừa đảo, tội phạm công nghệ cao và bảo vệ quyền riêng tư.

a3333.jpg
Xã hội số tại Việt Nam được thúc đẩy bởi số lượng người dùng Internet và điện thoại thông minh ngày càng tăng. Ảnh minh hoạ: Pexels

Ngoài ra, hệ thống giá trị và chuẩn mực văn hóa - xã hội cũng đang có những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc. Đáng chú ý, một bộ phận của xã hội, đặc biệt là trong cộng đồng những người trẻ tuổi, có nhận thức lệch chuẩn về các giá trị đạo đức và giá trị văn hóa gia đình và quốc gia.

“Con đường phía trước đòi hỏi sự cân bằng tinh tế. Không nên coi chuyển đổi số là một bài toán công nghệ thuần túy mà là sự chuyển đổi toàn diện của cả xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc đầu tư không chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng và kỹ năng, mà còn phải tạo ra một hệ sinh thái số có khả năng bảo tồn các giá trị văn hóa song song với nắm bắt các thành tựu công nghệ toàn cầu”, TS. Oanh nói.

Hướng về tương lai, nghiên cứu cho rằng những bước phát triển thú vị về trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR) và kết nối 6G sẽ định hình tương lai số của Việt Nam.

"Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thường vượt xa tốc độ ban hành các hướng dẫn. Chúng ta cần một khuôn khổ chính sách số thống nhất và toàn diện để đảm bảo rằng những tiến bộ số có tác động tích cực đến mọi cá nhân và cộng đồng", bà Võ Thị Trung Trinh kết luận.

Nguyễn Hồng