TS. Varghese cho biết, "Tôi nghĩ AI sẽ có mặt trong mọi giai đoạn của hành trình phẫu thuật của bệnh nhân, từ giai đoạn trước phẫu thuật, trong khi phẫu thuật và, thú vị nhất là giai đoạn hậu phẫu”.
"Mỗi lần chúng ta rời bệnh viện, nguy cơ gặp phải các biến chứng sau phẫu thuật cũng tăng cao hơn. AI có tiềm năng lớn trong việc giám sát và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, giúp giảm thiểu và ngăn ngừa biến chứng cũng như giúp tăng cường quá trình hồi phục tại nhà”, TS. Varghese chia sẻ thêm.
Một ứng dụng khác của AI đã được sử dụng tại Aotearoa, New Zealand - nơi các thuật toán tự động có thể xử lý danh sách chờ dài và thiết lập thứ tự ưu tiên dựa trên nhu cầu, đảm bảo rằng bệnh nhân được chăm sóc vào đúng thời điểm.
Một ứng dụng mới nổi của AI trong quá trình phẫu thuật là “thị giác máy tính”.
“AI đang cố gắng học để nhận diện được những gì bác sĩ nhìn thấy trong phòng mổ, như hình dạng các dụng cụ phẫu thuật và các cơ quan. Và tiềm năng mà nói tới ở đây là nó có thể nhận định những cấu trúc giải phẫu bất thường và gợi ý cách tiếp cận an toàn nhất cho cuộc phẫu thuật. Việc sử dụng hệ thống thực tế ảo và thực tế tăng cường để lập kế hoạch trước cho các ca phẫu thuật có thể rất hữu ích trong việc cắt bỏ các khối u", TS. Varghese cho hay.
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là trong việc vượt qua các vấn đề về quyền riêng tư dữ liệu và đạo đức. AI được đào tạo dựa trên các mô hình dữ liệu lớn mà ta đưa vào thuật toán, việc giữ cho chúng trở nên không thiên vị là điều thiết yếu. Chính vì vậy ta cần đảm bảo rằng những dữ liệu đầu vào thực sự chuẩn xác và có thể cho ra kết quả tốt nhất.
Tại New Zealand, các bệnh viện trên khắp cả nước đã và đang sử dụng các hệ thống chăm sóc sức khỏe riêng biệt.
"Đây là cơ hội để thống nhất hệ thống dữ liệu chăm sóc sức khỏe và tập hợp dữ liệu của mọi người một cách an toàn và vững chắc nhằm đảm bảo rằng chúng ta có thể theo kịp và dẫn đầu trong lĩnh vực này khi chúng ta tích hợp các công nghệ AI vào chăm sóc sức khỏe”, TS. Varghese nói.