Phải đeo khẩu trang, phụ nữ đổ tiền vào phẫu thuật thẩm mỹ_sirius vs

Ng (27 tuổi,ảiđeokhẩutrangphụnữđổtiềnvàophẫuthuậtthẩmmỹsirius vs Singapore) từng sang Malaysia 3 lần một năm để thực hiện liệu pháp làm săn chắc da cũng như tiêm botox và chất làm đầy. Đôi khi, cô còn mạo hiểm đi nơi xa hơn như Thái Lan, theo South China Morning Post.

“Giá làm đẹp ở Johor Bahru rẻ hơn Singapore và tôi cũng tranh thủ mua sắm ở đó. Nếu đi Bangkok, tôi sẽ coi đó như một kỳ nghỉ và thường tranh thủ thực hiện nhiều liệu pháp cùng một lúc", Ng nói. Cô ước tính so với Singapore, việc chăm sóc sắc đẹp ở Malaysia rẻ hơn 30% và Thái Lan rẻ hơn 20%.

Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát vào năm ngoái, Ng cũng như nhiều người khác phải tìm đến các viện thẩm mỹ địa phương để trùng tu nhan sắc. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Singapore.

nganh tham my Singapore no ro anh 1

Đại dịch và lệnh phong tỏa ở Singapore khiến nhu cầu làm đẹp trong nước gia tăng. Ảnh: Reuters.

Tại Hàn Quốc, ngành công nghiệp làm đẹp được ghi nhận tăng 9,2%, đạt 10,7 tỷ USD vào năm 2020. Ở Anh, các loại phẫu thuật thẩm mỹ, từ thu nhỏ ngực đến hút mỡ cũng tăng 500% trong thời gian phong tỏa.

Đại dịch cũng đem đến nhiều vấn đề khó khăn cho những tín đồ làm đẹp, từ việc mặt nổi mụn do đeo khẩu trang lâu đến da không đều màu vì ngồi làm việc trước máy tính quá nhiều.

Cũng từ việc đeo khẩu trang thường xuyên, nhiều người tìm đến phẫu thuật cắt mí mắt hoặc cải thiện các vùng trên gương mặt mà khẩu trang không che tới.

“Phẫu thuật thẩm mỹ dường như ngày càng phổ biến vì nhiều nơi trên thế giới yêu cầu đeo khẩu trang và làm việc từ xa. Điều này cho phép mọi người che giấu vết sưng sau phẫu thuật một cách thuận tiện trong quá trình hồi phục. Những người trước đây chưa tính làm phẫu thuật cũng đang nhân cơ hội này để thử nâng tầm nhan sắc", Matthew Yeo, bác sĩ thẩm mỹ, nói.

Evelyn, người cũng từng hay đến Malaysia phẫu thuật, cho biết cô đang bắt đầu làm đẹp ở Singapore vì thuận tiện. Cô không chắc liệu mình có quay lại các phòng khám ở nước ngoài khi đại dịch kết thúc hay không.

Song Seng Wun, nhà kinh tế tại Ngân hàng Tư nhân CIMB, nhận định việc không thể đi du lịch đã khiến nhiều người Singapore dành tiền chi tiêu cho những thứ xa xỉ, bao gồm cả phẫu thuật thẩm mỹ.

Ngoài ra, còn có một hiệu ứng gọi là "tiêu tiền trả thù", nghĩa là mọi người chi tiêu nhiều hơn để ăn mừng khi thoát khỏi tình trạng phong tỏa. Song cho biết khi lệnh phong tỏa được nới lỏng vào tháng 6/2020, doanh số bán lẻ các loại xe đã tăng 42,8% so với tháng trước, theo số liệu thống kê chính thức.

Theo Song, sự bùng nổ này có thể sẽ được duy trì khi mọi người ngày càng hiểu rõ hơn về các sự lựa chọn ở quê nhà.

Đối với Ng, dù không thể đến Malaysia và Thái Lan khiến việc làm đẹp của cô tốn kém hơn, nhưng kết quả rất “tuyệt vời” và cô cũng tiết kiệm được thời gian đi lại, tiền vé máy bay và khách sạn.

“Tôi cảm thấy số tiền tôi trả thêm là xứng đáng, dù phẫu thuật ở nước ngoài rẻ hơn. Tôi cũng yên tâm vì ngành công nghiệp này ở Singapore an toàn hơn và được quản lý tốt hơn”, cô chia sẻ.

Khẩu trang ‘chưa muốn lấy chồng’ nở rộ vào dịp Tết

Khẩu trang ‘chưa muốn lấy chồng’ nở rộ vào dịp Tết

Những chiếc khẩu trang in dòng chữ "chưa muốn kết hôn", "chưa muốn sinh con" giúp người trẻ Trung Quốc không phải trả lời những câu hỏi khó vào dịp Tết.