<> Phanh tay lúc trước và sau khi sử dụng |
Phanh dừng,ữngtínhnăngcầnthiếtmàngườiđixemáyítbiếkết qua bong da y giúp xe không bị trôi khi trên dốc
Đây là trang bị có chức năng tương tự phanh tay trên ô tô với vai trò giữ cho xe máy đứng yên khi đỗ, nhất là khi đậu ở vị trí dốc nghiêng dễ bị trôi xe. Phanh tay chủ yếu được trang bị cho xe tay ga vì xe số có thể dùng cách cài số để giữ cho xe đứng yên mà không cần giữ phanh. Các dòng xe sở hữu tính năng này có thể kể đến như: Honda Vision hay Honda Air Blade.
Phanh dừng bố trí ở tay phanh bên tay lái trái, tương ứng với phanh bánh sau. Tuỳ theo thiết kế mà cụm phanh dừng sẽ có thiết kế khác nhau nhưng cách sử dụng thì giống nhau.
Thao tác cài phanh bao gồm bước bóp cùm tay phanh bên trái hết cỡ, sau đó cài phanh dừng để giữ cố định cùm phanh, từ đó bánh sau sẽ được khoá cứng và giữ xe không bị trôi. Khi cần di chuyển, chỉ cần bóp mạnh cùm phanh để nhả phanh dừng.
Chỉnh độ cứng lò xo giảm xóc
Ở một vài dòng xe máy đang bán ở Việt Nam, cụm lò xo của giảm xóc sau có sẵn chức năng tuỳ chỉnh độ cứng (độ nhún - preload). Tuỳ theo tải trọng và nhu cầu di chuyển mà người lái có thể thay đổi cài đặt của cụm lò xo như ý muốn của mình.
Tuỳ theo cấu tạo mà cơ cấu chỉnh lò xo xo có thể là dạng tịnh tiến theo chân răng xoắn ốc hoặc chia thành nhiều nấc riêng biệt. Cần dùng cờ-lê móc để xoay và thay đổi vị trí phần chân lò xo, từ đó lò xo sẽ được nén ở mức khác, cứng hơn hoặc mềm hơn.
Đây là trang bị thường gặp trên các dòng xe tay ga cao cấp như: Honda SH Mode, Honda SH, Vespa Sprint, Piaggio Liberty... Vì phải sử dụng dụng cụ chuyên dùng, nên tính năng này dễ bị lãng quên trong quá trình sử dụng xe. Trước đây, chiếc Honda Dream chỉnh độ cứng của giảm xóc bằng một cần gạt riêng, dễ quan sát và sử dụng.
Cần gạt gió
Cần gạt gió (choke) còn có tên gọi phổ biến khác là "e gió". Trang bị này chỉ xuất hiện trên các dòng xe động cơ dùng bộ chế hoà khí (bình xăng con) như: Honda Wave Alpha hay Yamaha Sirius RC. Chức năng của cần gạt này là điều chỉnh độ mở của bướm gió bên trong bộ chế hoà khí.
Khi kéo cần gạt gió ra ngoài thì bướm gió sẽ khép lại với độ hở nhỏ nhất, còn khi đẩy sát cần gạt gió lại thì bướm gió sẽ trở lại độ mở ban đầu. Khi thay đổi vị trí bướm gió sẽ dẫn đến thay đổi tỉ lệ hoà rộng giữa xăng và không khí tạo thành hoà khí.
Cần gạt gió sẽ phát huy tác dụng đối với trường hợp xe máy khó đề nổ sau khi để lâu ngày không chạy hoặc thời tiết lạnh. Kéo cần gạt gió ra ngoài khi đó sẽ giúp tạo tỉ lệ hoà khí có nhiều xăng hơn (giàu xăng), giúp xe dễ khởi động hơn.
Nên chú ý sau khi xe nổ máy bình thường thì nên đẩy cần gạt gió trở lại để tránh việc động cơ bị tắt do thiếu không khí đưa vào buồng đốt, hay còn gọi là ngộp xăng.
Cần gạt gió là công cụ hữu ích để nổ máy xe, ở những vùng thời tiết lạnh như miền bắc Việt Nam. Hiện nay, các mẫu xe có cần gạt gió còn lại khá hiếm, khi mà hầu hết đã chuyển sang sử dụng phun xăng điện tử.
Theo Báo Giao thông
Theo bảng giá tính lệ phí trước bạ mới cho ô tô, xe máy vừa được Bộ Tài chính ban hành, áp dụng từ ngày 3/4, nhiều xe sang phải chịu mức phí trước bạ lên đến hàng tỷ đồng.